anh ấy ở New Orleans thật ấn tượng!” Nếu bạn thực sự muốn liên lạc với
người này lần sau thì hãy nói thẳng thắn: “Cảm ơn câu chuyện của anh rất
nhiều. Tuần tới chúng ta có thể đi ăn trưa một buổi được không? Tôi muốn
gọi lại cho anh nếu anh có thời gian” hoặc “Chúng ta có thể trao đổi danh
thiếp được không? Tôi mong chúng ta giữ liên lạc với nhau.” Bạn cũng có
thể tận dụng cơ hội để kết thúc buổi trò chuyện bằng một lời hứa kiểu như
“Mai tôi sẽ gửi e-mail cho anh về bài báo đó và tôi hi vọng anh cũng chia
sẻ suy nghĩ của mình với tôi.”
Bạn có thể áp dụng vài thủ thuật trong các tình huống khác nhau để kết
thúc câu chuyện. Hãy quan sát thái độ của người đối diện để biết lúc nào họ
muốn kết thúc câu chuyện. Có thể họ không biết làm thế nào để kết thúc
buổi nói chuyện nhưng nếu bạn thấy mắt họ đảo quanh phòng hoặc im lặng
đôi chút thì hãy nói: “Vâng, hôm nay rất vui được gặp anh, tôi hi vọng lần
sau chúng ta lại có cơ hội chuyện trò.” Có một cách khác thể hiện người đối
diện đang muốn kết thúc câu chuyện là họ liên tục lặp đi lặp lại những câu
trả lời kiểu như “ừ hữ”, thể hiện sự thiếu tập trung vào câu chuyện. Dù thế
nào bạn cũng đừng trở thành một trong số những người như thế. Nếu bạn
thực sự muốn tiếp tục câu chuyện, hãy hỏi xem người đó có thể sắp xếp
thời gian để thảo luận vấn đề này sau.
Khi muốn rời một sự kiện xã hội hay một hội thảo, hãy gặp những người đã
nói chuyện để bạn có thể nói tạm biệt và hãy cho họ biết bạn hào hứng với
cuộc họp của họ ra sao. Có thể nhớ đến người đó qua tên của họ và nói một
điều gì đó thật ngắn gọn và nhẹ nhàng: “Sam ạ, cảm ơn anh một lần nữa vì
anh đã cung cấp thông tin về nhà cung cấp phần mềm cho tôi. Tôi sẽ cho
anh biết vấn đề đó ra sao” hoặc “Rất vui được gặp chị, Sarah ạ. Rất hi vọng
cuộc họp tháng sau lại được gặp chị.”
Trò chuyện không dứt
Chúng ta đều trải qua cuộc trò chuyện như thế – cuộc trò chuyện với người
không thể hoặc không đi vào vấn đề chính. Cách tốt nhất để xử lý tình