Tuy nhiên, bạn càng để thời gian chết lâu, bạn càng cảm thấy tức giận, cảm
xúc của bạn có xu hướng tiêu cực càng nhiều. Đừng bao giờ quên thời gian
của bạn hay của ai cũng quý giá như nhau.
Có thể bạn thấy khi trò chuyện với một đồng nghiệp, người đó tiết lộ quá
nhiều thông tin cá nhân. Bạn hãy chọn thời điểm thích hợp, cắt ngang và
nói: “Tôi thực sự rất lấy làm tiếc khi nghe thấy điều đó và tôi không muốn
xâm phạm đời sống riêng tư của anh. Tôi hi vọng mọi chuyện sẽ tốt đẹp.”
Nếu việc này lặp đi lặp lại, đừng hỏi “Anh có khỏe không?” nữa mà chỉ nói
đơn giản “Chào Tonny. Rất vui được gặp anh.” Tất nhiên bạn có thể đưa ra
lời xin lỗi vì đã làm gián đoạn cuộc trò chuyện và có thể nói bạn cần gặp
một khách hàng quan trọng. Tuy nhiên, đừng để người khác phát hiện ra
bạn nói dối hoặc làm người khác tổn thương. Nếu bạn nói bạn cần gặp một
khách hàng quan trọng thì hãy quay về văn phòng chứ đừng đến quán cà
phê.
Kết thúc có hậu
Đôi khi bạn phải kết thúc cuộc trò chuyện của mình bằng một “tiếng nổ
lớn”. Bạn cần tạo ấn tượng tốt cuối cùng tương ứng với ấn tượng tốt lúc
ban đầu. Ở đây có một vài lựa chọn để bạn sử dụng trong nhiều tình huống.
Phỏng vấn tuyển dụng. Đừng quên tầm quan trọng của một đoạn kết đáng
nhớ trong buổi phỏng vấn tuyển dụng. Bạn muốn người kia có ấn tượng
thật tốt về mình khi kết thúc buổi phỏng vấn. Hãy tận dụng cơ hội để thể
hiện lại sự nhiệt tình và các ý kiến quan trọng của bạn. Làm sao để các ý
kiến ấy ngắn gọn, nhẹ nhàng nhưng hiệu quả. Bạn có thể nói: “Cảm ơn chị
rất nhiều, chị Bennett ạ. Tôi rất hứng thú với triển vọng làm việc tại công ty
và tôi tin tôi có thể đem lại nhiều ý tưởng cách tân cho công ty. Tôi thích
gặp chị và tôi muốn nghe chị bày tỏ quan điểm của mình.”
Buổi triển lãm. Có lần bạn nói chuyện với ai đó tại một buổi triển lãm công
nghiệp hoặc thương mại. Trong trường hợp này, bạn cần làm quen và nói