15 KỸ NĂNG SINH TỒN TRONG CÔNG SỞ - Trang 91

Bài thuyết trình và bài diễn văn. Kết thúc một bài thuyết trình cũng quan
trọng như đoạn mở đầu của nó. Chẳng có gì là sai khi tóm tắt lại các điểm
chính trong bài thuyết trình của mình, nhưng nếu bạn nói “Bây giờ tôi xin
tóm tắt các điểm chính trong bài thuyết trình của mình cho các bạn” thì
khán giả sẽ phớt lờ bạn ngay lập tức. Họ cho rằng mình đã nghe hết rồi và
không cần phải nghe bạn nói gì nữa. Bạn có thể sử dụng một dụng cụ hỗ trợ
thuyết trình nào đó như một bức tranh hay PowerPoint chẳng hạn để kết
thúc bài thuyết trình của mình. Một kĩ năng khác là lựa chọn một câu khẳng
định, câu trích dẫn, câu chuyện hay câu hỏi nào đó tập trung vào chủ đề
chính của bạn. Bạn nên kết thúc bài thuyết trình đủ kịch tính để sau khi bạn
rời bục, khán giả vẫn nhớ đến bài thuyết trình của bạn. Hãy làm điều gì đó
để khán giả còn nhớ đến bạn, có thể là một cuộc gọi hay làm gì đó để nhắc
nhở. Ví dụ như nếu bạn có một bài thuyết trình về cách để bán được hàng
nhiều hơn thì bạn có thể kết thúc bài thuyết trình của mình bằng cách nói:
“Anh tự đặt ra thử thách gì với bản thân mình để bán được nhiều hàng hơn
trong tháng này? Anh sẽ bán được nhiều hơn bao nhiêu – mười, hai mươi,
ba mươi? Nếu anh thử những mẹo tôi vạch ra hôm nay, tôi cược là anh sẽ
đặt ít nhất mười cái nữa. Anh có muốn cùng tôi thử đánh cược không?”

Nếu không hỏi, bạn sẽ chẳng nhận được gì

Bạn không thể đợi đến lúc khách hàng nói với bạn rằng họ sẵn sàng mua
hàng của bạn. Nếu bạn như thế, chắc chắn bạn sẽ phải đợi rất lâu. Khi bạn
muốn kết thúc một thương vụ, bạn nên đề nghị khách hàng. Từ chối có thể
khiến bạn thấy không vui, nhưng không có lựa chọn nào khác ngoài việc
phải chấp nhận nó. Từ chối là một phần của cuộc sống, đặc biệt là trong
kinh doanh và thậm chí trong bán hàng còn nhiều hơn nữa. Hãy coi sự từ
chối giống như một câu trả lời “chưa đồng ý”. Có thể là bạn chưa gây dựng
đủ lòng tin với khách hàng. Hãy làm việc để tạo dựng lòng tin, sự chín chắn
trong mối quan hệ với người khác và bạn sẽ biến câu trả lời “chưa chắc”
thành “hoàn toàn đồng ý”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.