diễn ra. Hãy tưởng tượng bạn là người khác lần đầu tiên gặp gỡ mình. Hãy
cố gắng càng khách quan càng tốt và nghĩ xem ấn tượng của bạn sẽ ra sao.
Chú ý đến thời điểm bạn nhận được kết quả tích cực và thời điểm có điều
có vẻ không hay xảy ra. Bạn sẽ áp dụng kĩ năng đối thoại nào trong những
tình huống thế này? Hãy bắt đầu chú tâm đến việc giao tiếp của mình, nghĩ
xem điều gì hiệu quả và điều gì không. Sau mỗi cuộc gặp, bạn có thể ghi
chép để xem có vấn đề gì phát sinh hay không. Nếu có, bạn sẽ có ý tưởng
hay xem mình cần cải thiện chỗ nào. Ví dụ như, nếu có nhiều hơn một
người liên tục hiểu nhầm hướng dẫn của bạn thì chắc chắn bạn cần phải
thực hành nhiều để trình bày dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, không phải trường
hợp nào cũng phải để tâm hết đâu. Đôi khi chỉ đơn giản là bạn không “thích
hợp” với ai đó và chẳng thực hành được chút kĩ năng đối thoại nào cả.
Kiểm soát cảm xúc
Quan sát động thái của mình qua thái độ của người khác là một cách hay để
thực hiện sự tự đánh giá về bản thân. Bạn càng hiểu hành động và phản ứng
vô thức của mình bao nhiêu thì bạn càng có khả năng đánh giá khả năng
của mình và đưa ra đánh giá cần thiết. Nếu bạn có những cảm xúc được
“lập trình”, bạn sẽ thấy thật khó khăn để duy trì những cảm xúc tích cực cả
trong đời sống cũng như trong công việc. Chắc chắn bạn không thể thận
trọng được nếu bạn không hiểu rõ cảm xúc ẩn giấu của chính mình.
Ai cũng có “ngưỡng” cảm xúc, những ngưỡng cảm xúc này có thể khơi lại
những điều không hay trong quá khứ. Chúng có thể đẩy bạn vào lối hành
xử không chấp nhận được, có thể ảnh hưởng xấu đến mục tiêu của bạn.
Nếu một chuyện mới xảy ra làm bạn tổn thương như trước đây thì bạn có
thể đưa ra kết luận là việc này cũng gây ra sự tổn thương cho mình như
trước thôi. Cơ chế tự vệ của bạn sẽ được kích hoạt, sẽ ảnh hưởng đến cách
cư xử của bạn nếu bạn không tự kiềm chế trước khi có rắc rối xảy ra. Khi
cảm xúc lên cao, hãy dành thời gian để ngừng lại. Điều này sẽ làm cho chất
adrenaline trong người bạn hạ thấp xuống. Nếu bạn biết chờ đợi trước khi