trò chuyện, bạn có thể sẽ không chạm đến “ngưỡng” cảm xúc đó và chuyện
xấu có thể sẽ không xảy ra.
Càng đặt mình vào vị trí của người khác, bạn càng có khả năng quan sát
bản thân mình bằng con mắt của người ta. Nhận thức một vấn đề bằng con
mắt của người khác giúp bạn đồng cảm hơn với đồng nghiệp, nhân viên và
khách hàng. Sự đồng cảm là điều cao nhất bạn có thể làm để duy trì một
mối quan hệ hòa hợp. Thậm chí khi bạn phải sa thải một nhân viên, bạn vẫn
có thể hành động theo cách ca ngợi, trân trọng phẩm chất cũng như giá trị
của người đó.
Bạn có thể đặt ra một số câu hỏi để khám phá “ngưỡng” hành động và cảm
xúc ẩn giấu:
y Khi ai đó chỉ trích bạn, bạn cảm thấy thế nào? Bạn có cảm thấy tức
giận với người đưa ra lời chỉ trích đó hay bạn nuốt cơn giận vào trong?
Bạn có chìm đắm vào những suy ngẫm về giá trị bản thân mình hay
không?
y Bạn có thường xuyên đánh giá đồng nghiệp của mình không? Đánh
giá thường là kết quả của sự sợ hãi và là phản ánh của sự tự đánh giá.
Nếu bạn thấy người khác có một nhược điểm mà bạn sợ mình cũng có
thì có thể điều đó “khơi gợi” phản xạ sợ hãi. Bạn sẽ duy trì mối quan
hệ tốt đẹp hơn với đồng nghiệp nếu bạn hiểu họ đang nỗ lực hết sức.
Nếu bạn đặt mình vào vị trí đánh giá nhân viên thì hãy thử để những
đánh giá của mình sang một bên và đưa ra những lời nhận xét thật nhẹ
nhàng và có tính chất xây dựng. Hãy cố gắng giúp nhân viên của mình
tiến bộ. Một lần nữa, sự đồng cảm sẽ giúp bạn bỏ dần thói quen đánh
giá người khác.
y Bạn có đánh giá những người mình không thích khắt khe hơn đánh
giá bạn bè không? Hãy chú ý đến quyết định bạn có gạt bỏ được sự
đánh giá không công tâm giữa bạn bè với người khác hay không. Hãy
làm việc chăm chỉ để tránh hành động đạo đức giả, giữ thái độ công