tâm với tất cả mọi người. Nếu bạn nhận thức được sự công bằng của
mình, bạn sẽ tạo dựng được lòng tin từ sếp, đồng nghiệp, nhân viên và
khách hàng.
y Khi bạn mắc sai lầm, bạn có thấy mình muốn đổ lỗi cho ai đó hay
không? Cách tốt nhất để xử lý một sai lầm là hãy chấp nhận sai lầm
ấy, nói lời xin lỗi và cố gắng sửa chữa. Chẳng ai thích nhận lỗi nhưng
sự liêm chính khiến bạn nhìn nhận và lãnh trách nhiệm về hành động
của mình. Về lâu về dài, điều này sẽ có lợi hơn cho bạn vì người ta sẽ
nhìn nhận bạn là một người đáng tin cậy và trung thực.
y Bạn có dành nhiều thời gian than vãn về sếp, công việc, đồng nghiệp
hay chuyện này chuyện kia trong công ty hay không? Thường xuyên
phàn nàn tạo sự cực đoan cho chính bản thân bạn và người khác. Ai
cũng tránh những người cực đoan. Thậm chí những người cực đoan
cũng tránh xa bạn khi họ không cảm thông với bạn. Những người hay
than vãn và đánh giá người khác hiếm khi có được lòng tin vì mọi
người đều tự hỏi liệu sau lưng họ bạn sẽ nói gì đây.
y Có bao giờ bạn để ý thấy mình ghét người nào đó ngay từ lần gặp
đầu tiên hay không? Bạn hãy dừng lại xem xét để hiểu rằng điều đó lệ
thuộc vào ngưỡng cảm xúc chứ không phải là do người đó nói hay làm
gì. Người khác có thể đánh giá bạn thật khắt khe với lý do tương tự và
khi người ta làm vậy thật không công bằng chút nào. Có thể có ai đó
không ưa bạn hoặc có thể người đó nói những câu làm bạn nhớ mãi.
Hãy lắng lại để đánh giá xem tại sao mình không thích ai đó và hãy cố
gắng cho người ấy một cơ hội hơn là đưa ra một đánh giá chủ quan
quá nhanh chóng.
y Những đánh giá của bạn thường là kết quả của lòng tin bạn luôn ấp ủ
trong cuộc sống. Người khác cũng có những niềm tin khiến họ đánh
giá bạn mà không cho bạn cơ hội nào để chứng minh khác đi. Ví dụ
như nếu bạn đang bán hàng, bạn có thể gặp một vị khách không có
niềm tin với nhân viên bán hàng. Vị khách đó đương nhiên sẽ đánh giá
bạn đang nói dối chỉ đơn giản vì bạn là một nhân viên bán hàng. Trong
khi vị khách hàng đó có thể có kỉ niệm không hay với một người nào