đó thì niềm tin này chắc chắn không thể đúng khi quy chụp cho tất cả
nhân viên bán hàng được. Bạn cũng có thể có những niềm tin sai lầm
đối với bản thân mình. Ví dụ, nếu một giáo viên nghệ thuật chỉ trích
khắt khe nỗ lực của bạn, bạn có thể sẽ tin rằng mình không có chút tài
năng sáng tạo nào cả. Bạn có niềm tin nào kiểu như thế theo cách đánh
giá của chính bạn hay không? Để được tin tưởng, hãy đề nghị những
người bạn chân thành đánh giá niềm tin của bạn một cách nghiêm túc.
¾ Không thể tin tưởng vị ủy viên quản trị của công ty được.
¾ Vị thế của tôi không quan trọng bằng người giám sát của tôi.
¾ Nếu tôi không đi vào quỹ đạo thì sẽ không có điều gì đi đúng hướng
cả.
¾ Tôi chưa bao giờ trân trọng nghề nghiệp của mình cả.
¾ Nếu tôi không làm điều mọi người mong muốn, tôi sẽ mất việc.
¾ Nếu tôi đòi hỏi điều gì đó, người khác sẽ ghét tôi.
¾ Ý kiến của tôi không đúng.
¾ Người giàu thường ích kỉ và nông cạn.
¾ Các công ty không quan tâm đến nhân viên của họ.
¾ Nhân viên sẽ cố gắng làm càng ít việc càng tốt.
Nếu bạn nhận thức mình có một vài thói quen xấu, làm thế nào để phụ
thuộc vào “ngưỡng” cảm xúc và bắt đầu tạo lập thói quen mới? Tự nói
chuyện thật tích cực. Nghiên cứu chỉ ra rằng bạn có thể xua tan tiêu cực
bằng cách tự nói to. Khi bạn tự thấy bản thân mình đang đánh giá ai đó
hoặc đang than vãn điều gì đó, hãy ngừng lại ngay. Nếu bạn đưa ra một lời
cam kết để chú ý đến thái độ của mình thì bạn sẽ bắt đầu chú ý đến bản
thân rồi. Nếu ngưỡng cảm xúc rất mạnh mẽ và quyết liệt thì bạn cần ngồi
yên tĩnh và tự nhủ với bản thân về việc lựa chọn một con đường mới và
hiệu quả hơn. Nếu lời phê bình làm bạn lâm vào tình cảnh chống lại chính
bản thân mình, hãy tự nhủ với bản thân rằng mình vừa làm được những gì
và những điều mình làm được cho người khác. Hãy nhớ đến những lời
khen và sự khen tặng mình đã được nhận để chống lại sự tự chỉ trích. Hãy