Riccardo sẽ đồng hành với ông trong vài năm, vì thế mà Iacocca có thể trở
thành chủ tịch kiêm giám đốc điều hành công ty. John Riccardo đang hy
sinh bản thân cho sự tồn tại của công ty và kết quả, Iacocca đã có cơ hội
thực hiện giấc mơ lớn nhất cuộc đời mình: trở thành một người đứng ở vị
trí cao nhất của một tổ chức hàng đầu thế giới.
IACOCCA - HY SINH ĐỂ TIẾN LÊN
Iacocca đã chấp nhận công việc, nhưng cũng đã bắt đầu trên con đường của
sự hy sinh cá nhân. Trước hết là hy sinh về tài chính. Khoản lương mà ông
nhận được từ Chrysler chỉ bằng già nửa so với những gì ông đã nhận được
khi làm giám đốc ở Ford. Sự hy sinh tiếp theo mà ông phải trải qua là cuộc
sống gia đình. Khi còn ở Ford, Iacocca luôn luôn tự hào rằng ông đã làm
việc rất đắc lực từ thứ Hai đến thứ Sáu, nhưng ông luôn ở nhà trọn vẹn
ngày thứ Bảy, Chủ nhật và đêm thứ Sáu với gia đình. Và khi đã về nhà, ông
không còn sự vương vấn nào của công việc khiến ông phải rắc rối, lo toan
nữa.
Nhưng khi lãnh đạo Chrysler, ông đã phải làm việc gần như mọi lúc.
Nhưng trên tất cả của mọi sự hy sinh là khi về nhà, ông không thể ngủ
được. Iacocca sau này đã miêu tả công ty đang hoạt động như một cửa hàng
bán lẻ, không có một dấu hiệu khả quan nào trong hệ thống tài chính hay hệ
thống điều hành cấp cơ sở, dịch vụ và những giải pháp cung ứng sản xuất
thì lộn xộn, nội dung sản phẩm nghèo nàn và gần như tất cả những chi
nhánh bị áp đặt dưới những tính toán ích kỷ của các phó giám đốc, chính
họ đã từ chối làm việc tập thể. Tinh thần, không khí như trong địa ngục lan
toả khắp công ty, khách hàng trung thành đang bị khủng hoảng trầm trọng
và công ty tiếp tục thua lỗ.
CÒN KHÓ KHĂN CÒN PHẢI HY SINH
Iacocca đã hiểu sâu sắc rằng những nhà lãnh đạo thành công luôn phải chấp
nhận hy sinh để khôi phục lại tổ chức. Họ phải sẵn sàng làm tất cả những gì