có thể để vượt lên một cấp độ mới. Chỉ trong ba năm, Iacocca đã sa thải 33
trong tổng số 35 phó giám đốc. Song mọi sự vẫn tiếp tục tồi tệ và chưa hề
suôn sẻ. Lần đầu tiên, họ vấp phải những khó khăn do nền kinh tế đất nước
đang trải qua tình trạng suy thoái trầm trọng và siêu lãi suất mang lại. Giá
dầu tăng vọt kể từ khi vua Iran bị phế truất đầu năm 1979, giá cổ phiếu trên
thị trường chứng khoán của Chrysler thì sụt xuống chỉ còn 8%. Mặc cho
mọi cố gắng của Iacocca, Nguyên tắc Hy sinh dường như không mang lại
hiệu quả.
Iacocca đã làm việc vất vả hơn để khôi phục công ty bằng việc tuyển dụng
nhiều nhà lãnh đạo kinh doanh giỏi, rất nhiều trong số họ đến từ tập đoàn
Ford. Ông đã cắt bớt tất cả những chi phí có thể nhằm cứu vãn công ty,
song tất cả những hành động và sự hy sinh ấy dường như chưa đủ. Chrysler
đang rơi vào nguy cơ phá sản. Iacocca đã phải quyết định lần hy sinh khó
khăn nhất: Ngửa mũ xin chính phủ Mỹ đứng ra bảo lãnh khoản vay.
Khi còn ở Ford, Iacocca đã từng lớn tiếng chỉ trích những chính sách ngoại
thương của chính phủ. Cho nên khi ông tới cầu cứu Quốc hội giúp, không
ai trong số họ nhiệt tình tiếp ông. Sau này, Iacocca đã nhớ lại tình tiết này:
Trong suy nghĩ của Quốc hội và các giới chức, chúng tôi là những người có
tội. Chúng tôi đã bỏ qua thị trường và xứng đáng bị trừng phạt.
Và chúng tôi đã bị trừng phạt. Trong suốt cuộc giải trình trước Quốc hội,
chúng tôi bị đưa ra trước toàn thế giới như những ví dụ sống cho cái gọi là
sai lầm của ngành công nghiệp Mỹ. Chúng tôi bị sỉ nhục trên các ấn phẩm
vì không bỏ cuộc và ngoan ngoãn chịu chết… Vợ con chúng tôi trở thành
đề tài đàm tiếu ở chợ, trường học. Đó là cái giá quá cao so với việc đóng
cửa và bỏ đi. Đó là những hy sinh trong cuộc sống cá nhân tôi. Thật đau
lòng.
Nuốt tự ái vào lòng là tinh thần hy sinh anh dũng của Iacocca. Chắc chắn
nhiều nhà lãnh đạo cao cấp sẽ chẳng bao giờ phải trải qua nỗi đau và tinh