thuyết phục được mọi người (mua hàng của mình), nhưng kéo dài ảnh
hưởng đối với họ thì không.
3. Ngộ nhận về trí tuệ
Fracis Bacon đã nói: “Tri thức là sức mạnh.” Hầu hết mọi người tin sức
mạnh là bản chất của sự lãnh đạo, và nghiễm nhiên cho rằng những người
hiểu biết và thông minh là những nhà lãnh đạo. Không thể hiểu máy móc
như vậy. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm những nhà khoa học tài giỏi và
những triết gia uyên thâm mà chuyên môn của họ được đánh giá rất cao,
thậm chí vuợt ra khỏi khung xếp hạng, nhưng khả năng lãnh đạo của họ lại
thấp đến nỗi không thể xếp hạng được. IQ không thể đánh đồng với năng
lực lãnh đạo.
4. Ngộ nhận về người dẫn đầu
Một khái niệm nhầm lẫn nữa là cứ ai dẫn đầu một đám đông, người đó là
lãnh đạo. Nhưng đứng ở vị trí đầu không phải bao giờ cũng là lãnh đạo.
Như câu chuyện về Edmund Hillary, người đầu tiên chinh phục đỉnh
Everest. Từ sự kiện lịch sử năm 1953, đã có rất nhiều người “tiếp bước”
ông để đạt được kỳ tích đó. Nhưng tất cả những điều đó không làm cho
Hillary trở thành một nhà lãnh đạo. Thậm chí ông không phải là lãnh đạo
của chuyến thám hiểm lịch sử đó, mà là John Hunt. Năm 1958, Hillary thực
hiện hành trình thám hiểm Nam cực trong chương trình Thám hiểm xuyên
Nam Cực của Khối Thịnh Vượng chung, lãnh đạo chuyến thám hiểm đó là
Vivian Fuchs. Để trở thành một nhà lãnh đạo, anh không chỉ cần vượt lên
phía trước mà phải làm cho mọi người theo anh, tuân thủ sự dẫn dắt của
anh và hành động trong tầm mắt của anh.
5. Ngộ nhận về chức vụ
Như đã đề cập ở trên, quan niệm chức vụ quy định việc lãnh đạo là hiểu
lầm nghiêm trọng nhất. Stanley Huffty đã khẳng định: “Chức vụ không tạo