của Mẹ. Họ tiếp tục tác động và ảnh hưởng đến những thế hệ tiếp theo.
Cuộc đời của Mẹ Teresa là một tấm gương sáng cho Nguyên tắc Di sản.
KHÔNG NHIỀU NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN
Tác giả của cuốn sách Lãnh đạo là một nghệ thuật, Max Dupree khẳng
định: “Di sản là một trong những bổn phận của công việc lãnh đạo.” Song
trong tất cả những nguyên tắc về lãnh đạo, thì Nguyên tắc Di sản ít được
nhà lãnh đạo để tâm đến nhất. Sự thành đạt đến khi ông ấy làm được những
việc lớn cho bản thân. Thành công lại đến với những người có khả năng gia
tăng sức mạnh cho những người cấp dưới, để họ cùng đạt được công việc
lớn lao với ông ấy. Siêu thành công sẽ đến với nhà lãnh đạo có khả năng
phát triển những nhà lãnh đạo khác thực hiện công việc lớn cho ông ấy.
Còn di sản chỉ có thể được thiết lập khi một người có thể tạo dựng cho tổ
chức của ông ấy gặt hái được những thành công lớn mà không có sự hiện
diện của ông ấy.
Tôi đã học được Nguyên tắc Di sản qua câu chuyện không có gì vui vẻ lắm.
Bởi vì trong những ngày tôi còn làm việc ở giáo đoàn Hillham, tiểu bang
Indiana, giáo đoàn này rất phát triển. Khi tôi bắt đầu nhận nhiệm vụ lãnh
đạo, giáo đoàn đó vỏn vẹn chỉ có ba giáo dân. Sau ba năm, tôi đã xây dựng
giáo đoàn đó thành một cộng đoàn và có sức ảnh hưởng đến cuộc sống của
nhiều người. Khi tôi rời giáo đoàn, tổng số tín hữu thường xuyên tham dự
những buổi sinh hoạt là hơn 200, và trên danh sách chính thức, giáo đoàn
đó có trên 300 thành viên. Tôi đã tổ chức nhiều chương trình trong địa hạt,
và mọi thứ có vẻ rất tiến triển. Tôi nghĩ rằng mình đã làm được những việc
thật ấn tượng.
Khi tôi phục vụ giáo đoàn thứ hai của tôi được 18 tháng, tình cờ tôi đã có
bữa trưa cùng với một người bạn mà đã từ lâu chúng tôi không gặp nhau,
anh ấy cũng đã đến tham dự sinh hoạt tại Hillham một vài lần. Tôi liền hỏi
anh giáo đoàn ấy hiện như thế nào, và tôi thật sự ngạc nhiên khi nghe câu
trả lời của anh ấy: “Không tốt lắm!”