Hãy suy nghĩ về phản ứng của mọi người khi nghe họ nói. Khi Alan
Greenspan phát biểu trước Quốc hội Mỹ, tất cả mọi người đều lắng nghe.
Khi ông chuẩn bị thông báo về tỷ giá cho vay, toàn bộ cộng đồng tài chính
ngừng mọi hoạt động để theo dõi. Điều này hoàn toàn giống với quảng cáo
của E. F. Hutton trước đây. Khi Martin Luther King Jr. còn sống, ông rất
được kính trọng. Bất kể nơi nào hay khi nào ông nói, mọi người da trắng
cũng như da đen đều lắng nghe. Ngày nay, Billy Graham cũng đã nhận
được sự kính trọng như vậy bởi cuộc đời liêm chính và nhiệt huyết cống
hiến của ông. Trong gần 50 năm, những nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới đã
học nhiều từ những lời khuyên của ông. Tất cả các tổng thống Mỹ kể từ
Harry Truman đều tìm đến sự tư vấn khôn ngoan và các nguyên tắc lãnh
đạo quý giá của ông.
Nguyên tắc E. F. Hutton thể hiện ý nghĩa của nó trong bất kỳ tình huống
nào. Câu chuyện về cựu cầu thủ NBA, Larry Bird minh chứng rất rõ cho
luận điểm này. Trong suốt vòng bán kết một giải đấu quan trọng, huấn
luyện viên đội Boston Celtics, K. C. Jones đã gọi cầu thủ ra hội ý. Ông tập
hợp tất cả các cầu thủ lại bên ngoài sân bóng, chỉ để cho Bird nói: “Bảo họ
chuyền bóng cho tôi và đừng chắn đường dẫn bóng của tôi.”
John đáp: “Tôi là huấn luyện viên, tôi sẽ tạo điều kiện tốt nhất.” Rồi ông
quay sang các cầu thủ còn lại: “Hãy chuyền bóng cho Larry và đừng chắn
đường cậu ấy.” Đó là khi một nhà lãnh đạo thật sự lên tiếng, mọi người đã
lắng nghe.
TRỞ THÀNH NHÀ LÃNH ĐẠO THỰC THỤ, NHỜ CÓ…
Khi nào một người lãnh đạo trở thành lãnh đạo thật sự trong tập thể? Như
tôi đã giải thích trong Nguyên tắc Tiến trình, năng lực lãnh đạo không phát
triển trong ngày một ngày hai. Không một ai được công nhận là lãnh đạo
ngay lập tức. Trải qua một thời gian nhất định, bảy yếu tố sau đây sẽ đưa họ
từng bước trở thành lãnh đạo: