quá mới mẻ chưa từng thấy ở đâu. Còn nhân viên tôi sa thải cũng đúng
người, đúng tội, đến nỗi tôi không được phép chậm trễ ra quyết định cho
anh ta thôi việc
Sai lầm của tôi là cách thực hiện ba quyết định ấy. Bởi vì tất cả mọi việc ở
giáo đoàn đều đang diễn ra tốt đẹp, tôi nghĩ tôi có thể thực hiện các quyết
định mà không cần tham khảo bất kỳ một ý kiến nào. Thông thường, tôi tập
hợp những người trong ban hành giáo, trình bày quan điểm, trả lời chất vấn
và dẫn dắt giải quyết vấn đề. Sau đó, tôi cho họ thời gian để họ sử dụng ảnh
hưởng của mình tác động đến những người mình trực tiếp phụ trách. Cuối
cùng, khi cơ hội đến, tôi có thể thông báo quyết định cuối cùng cho tất cả
mọi người để họ biết về quyết định đó, đứng ra cam kết, khuyến khích và
chỉ cho họ thấy họ là một phần của quan điểm mới. Nhưng lần này, tôi đã
không làm bất kỳ bước nào trong những bước đó. Giá mà tôi suy nghĩ thấu
đáo hơn.
HẬU QUẢ LÀ MẤT NIỀM TIN
Không lâu sau đó, tôi bắt đầu cảm thấy không khí bất ổn len lỏi xung
quanh. Có những lời bàn ra tán vào trong cộng đồng. Lúc đầu, tôi tỏ thái độ
muốn mọi người hãy quên chuyện đó đi và tiếp tục công việc. Nhưng rồi
tôi nhận ra rằng vấn đề không ở phía họ. Vấn đề nằm ở chính bản thân tôi.
Tôi đã xử lý công việc quá tồi. Trên hết, thái độ của tôi không thật sự tích
cực – Thật quá đáng khi bạn viết nên cuốn sách có cái tên là Thái độ đắc
thắng! (The winning Attitude!). Đó là khi tôi nhận ra mình đã vi phạm
Nguyên tắc Nền tảng. Lần đầu tiên trong đời, những người do tôi lãnh đạo
không hoàn toàn tin tưởng vào tôi.
Ngay khi nhận ra sai lầm của mình, tôi đã công khai xin lỗi mọi người, xin
được tha thứ. Mọi người đều biết biết khi bạn có sai sót. Câu hỏi thật sự là
bạn có chủ động nhận lỗi hay không. Nếu có, bạn có thể nhanh chóng lấy
lại niềm tin ở họ. Điều đó xảy ra với tôi, khi tôi xin lỗi giáo đoàn. Kể từ đó,
tôi luôn đảm bảo thực hiện hợp lý. Tôi học được một bài học thực tế, rằng