19. Quy Luật Về Thất Bại
Thất bại là điều có thể xảy đến và hãy chấp nhận.
Nhiều công ty tìm cách sửa chữa sự việc hơn là bỏ đi. “Hãy tổ chức lại
để cứu vãn tình thế”. Đó là lối sống của họ.
Thừa nhận một lỗi lầm và không làm bất cứ điều gì sửa chữa lỗi lầm đó
thì không hay cho sự nghiệp của bạn. Cách hay hơn cả là thừa nhận thất bại
và sớm làm một cái gì đó để giảm bớt thiệt hại. Hãng American Motors lẽ ra
phải sớm từ bỏ việc chế tạo xe Jeep, IBM phải bỏ máy Photocopy cũng như
Xenox phải bỏ ý định làm máy vi tính từ nhiều năm trước khi họ nhận ra sai
lầm của mình.
Người Nhật hình như đã nhận ra sai lầm sớm hơn và đã có những thay
đổi cần thiết. Kiểu quản trị đồng thuận (nhất quán) của họ có khuynh hướng
loại bỏ được tính tự cao tự đại. Một khi mà số đông người dự một phần nhỏ
của một quyết định lớn, thì không còn sợ mất thanh danh và tổn hại đến sự
nghiệp.
Nói một cách khác, trong đời sống khi nói: “Tất cả chúng ta đều lầm” sẽ
dễ dàng, thoải mái hơn là sự choáng váng khi thú nhận “Tôi sai”.
Phương pháp không tự cao tự đại này là yếu tố chính khiến người Nhật là
những nhà tiếp thị bình thản. Đó không có nghĩa là họ không lầm lỗi, nhưng
khi họ sai lầm, họ thừa nhận, sửa chữa và tiếp tục tiến tới.
Công ty đạt được thành công rực rỡ với Wal-Mart có một phương pháp
khác để đương đầu với thất bại, được gọi là phương pháp “sẵn sàng, khai
hỏa, nhắm” của Sam Walton. Đây là kết quả của thiên hướng liên tục tìm tòi
của ông ta.
Walton biết rằng không ai luôn luôn đạt được chỉ tiêu. Nhưng tại Wal-
Mart người ta không bị phạt nếu thử nghiệm của họ thất bại.
Vị lãnh đạo cao cấp của Wal-Mart đã viết trong một bài báo đăng trên
tạp chí Business Week như sau: “Nếu bạn học hỏi điều gì và bạn thử điều gì,
thì bạn có thể nhận được sự khen ngợi cho điều đó.
Nhưng sẽ rắc rối cho người nào phạm một lỗi hai lần”.
Wal-Mart khác biệt với nhiều công ty lớn bởi vì, cho đến nay, nó đã
thoát được một chứng bệnh lan truyền ngấm ngầm gọi là “personal agenda” (
chương trình nghị sự cá nhân) thường xâm nhập vào bộ máy tổ chức của các
công ty. Các quyết định tiếp thị thường được thực hiện với sự lưu tâm trước
tiên vào sự nghiệp của người quyết định và kế tiếp mới ảnh hưởng của sự
cạnh tranh hay đối thủ. Có một sự tranh chấp cố hữu giữa chương trình nghị
sự cá nhân và công ty.
Điều này dẫn đến việc không chịu nhận lấy rủi ro (khó mà ở vị trí dẫn
đầu của một loại sản phẩm mới nếu không chịu dấn thân vào cuộc chơi). Một