22 QUY LUẬT BẤT BIẾN TRONG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU - Trang 704

quá trình, hiếm khi có một giả thuyết được nhất trí là tốt
nhất vì hiện tượng có quá nhiều thuộc tính. Các học giả
của quá trình này đã quan sát thấy rằng sự hỗn loạn này
là một giai đoạn quan trọng nhưng không tránh khỏi khi
xây dựng giả thuyết. Xem Thomas Kuhn, The Structure
of Scientific Revolutions (Chicago: University of
Chicago Press, 1962). Kuhn ghi chép đầy đủ nỗ lực của
những người ủng hộ các giả thuyết đối đầu khác ở giai
đoạn này trước khi tiến tới một mô hình. Thêm vào đó,
một trong những cuốn sách có ảnh hưởng lớn nhất về
nghiên cứu quản trị và khoa học xã hội đã được Barney
G. Glaser và Anselm L. Strauss viết nên (The Discovery
of Grounded Theory: Strategies of Qualitative Research
[London: Wiedenfeld and Nicholson, 1967]). Dù họ đặt
tên cho khái niệm mấu chốt của mình là “giả thuyết
vững chắc” nhưng cuốn sách thực ra được viết về phân
loại, vì quá trình này là trọng tâm để xây dựng giả thuyết
đúng đắn. Thuật ngữ “giả thuyết độc lập” của họ cũng
giống như thuật ngữ “nhóm loại dựa vào thuộc tính” của
chúng tôi. Họ mô tả cách một nhóm các nhà nghiên cứu
cuối cùng đã thành công trong việc biến hiểu biết của
mình thành “giả thuyết chính thức” mà chúng tôi gọi là
“nhóm loại dựa vào tình huống”.
22. Clayton M. Christensen, The Innovator ’s Dilemma:
When New Technologies Cause Great Firms to Fail

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.