sở hữu một phần công ty là những người có khả năng và tầm nhìn xuất
chúng, vì vậy ngay cả những quyết định ít có động cơ của họ cũng thường
tốt hơn những quyết định có động cơ rõ ràng của hầu hết những nhà quản lý
sở hữu toàn bộ công ty.
Tuy nhiên, thời gian trôi đi, một thế hệ các nhà quản lý chuyên nghiệp mới
xuất hiện để thay thế những doanh nhân có uy tín này. Khi các công ty phát
triển hơn về quy mô thì ngày càng khó hơn cho bất cứ ai muốn nắm giữ
lượng cổ phần đáng kể của công ty, mặc dù ở một số nước Châu Âu như
Thụy Điển, các công ty gia đình (hoặc các cơ sở thuộc sở hữu của họ) đã
nổi lên như là các cổ đông có ảnh hưởng lớn, nhờ sự hỗ trợ pháp lý để phát
hành cổ phiếu mới với quyền biểu quyết nhỏ hơn (thường là 10%, thậm chí
đôi khi là 0,1%). Với những thay đổi này, các nhà quản lý chuyên nghiệp đã
trở thành một nhân tố đóng vai trò thống trị và các cổ đông ngày càng trở
nên thụ động trong việc xác định cách thức mà công ty được điều hành.
Từ những năm 1930, câu chuyện về sự ra đời của chủ nghĩa tư bản thiên về
quản lý, nơi mà các nhà tư bản theo nghĩa truyền thống - các “Thuyền
trưởng của ngành công nghiệp”, như mọi người thời Victoria từng gọi họ -
đã được thay thế bởi các quan chức hành chính sự nghiệp (các quan chức
khu vực tư nhân, nhưng dù sao vẫn là các quan chức). Có một mối lo lắng
đang ngày càng gia tăng rằng các nhà quản lý được thuê này đang điều hành
các doanh nghiệp vì lợi ích của bản thân mình hơn là vì lợi ích của chủ sở
hữu hợp pháp của công ty, các cổ đông. người ta lập luận rằng khi cần tối đa
hóa lợi nhuận, những nhà quản lý này sẽ tối đa hóa doanh số bán hàng (để
tối đa hóa quy mô của công ty và theo đó là uy tín của bản thân họ) và đặc
quyền của họ, hoặc tệ hơn, tham gia trực tiếp vào các dự án uy tín giúp
nâng cao thanh thế của họ nhưng ít mang lại lợi nhuận và giá trị cho công ty
(được đo chủ yếu bằng sự tư bản hóa thị trường chứng khoán của công ty).
Một số chấp nhận, nếu không muốn nói là hoàn toàn hoan nghênh, sự gia
tăng các nhà quản lý chuyên môn như là một hiện tượng không thể tránh
được. Vào những năm 1940, Joseph Schumpeter, nhà kinh tế học Mỹ gốc