Áo nổi tiếng với học thuyết về tinh thần doanh nhân (xem Vấn đề thứ 15),
đã lập luận rằng với quy mô ngày càng phát triển của công ty và sự ra đời
của các nguyên tắc khoa học trong hoạt động nghiên cứu và phát triển của
công ty, giới doanh nhân quả cảm, dám nghĩ dám làm của chủ nghĩa tư bản
thơi kỳ đầu sẽ được thay thế bằng các nhà quản lý chuyên môn quan liêu.
Schumpeter tin điều này sẽ làm giảm tính năng động của chủ nghĩa tư bản,
nhưng ông cũng nghĩ rằng điều này là không thể tránh khỏi. Vào những
năm 1950, John Kenneth Galbraith, nhà kinh tế học Mỹ gốc Canada cũng
lập luận rằng sự gia tăng số lượng các công ty lớn được quản lý bởi các nhà
quản lý chuyên môn là điều không thể tránh khỏi và do đó cách duy nhất để
cung cấp “các lực lượng đối trọng” cho các doanh nghiệp là thông qua việc
tăng cường quy định được của chính phủ và nâng cao quyền lực công đoàn.
Tuy nhiên, trong nhiều thập niên sau đó, nhiều người hoàn toàn ủng hộ tư
hữu đã tin rằng các biện pháp khuyến khích trong công tác quản lý cần
được thiết lập sao cho các nhà quản lý tối đa hoá được lợi nhuận. Nhiều
người uyên bác đã nghiên cứu về vấn đề “thiết lập các biện pháp khuyến
khích” này, nhưng “chén thánh” tỏ ra khó tìm thấy. Các nhà quản lý cũng
luôn có thể tìm ra cách để vẫn tuân theo từng chữ của bản hợp đồng chứ
không theo mục đích của người soạn thảo hợp đồng đó, nhất là khi không
dễ để các cổ đông có thể xác minh xem liệu lợi nhuận ít ỏi của công ty là do
kết quả của việc các nhà quản lý không chú tâm đến lợi nhuận hay do các
yếu tố ngoài tầm kiểm soát của nhà quản lý.
Chén thánh hay liên minh ma quỷ?
Và sau đó, vào những năm 1980, “chén thánh” đã được tìm thấy. Nó được
gọi là nguyên tắc của sự tối đa hoá giá trị cổ đông. Người ta tranh luận rằng
nhà quản lý chuyên môn nên được khen thưởng theo mức lợi nhuận mà họ
có thể mang lại cho cổ đông. Người ta cũng lập luận rằng để đạt được điều
này, trước tiên lợi nhuận cần được tối đa hoá bằng cách cắt giảm chi phí
một cách triệt để - tiền lương, các khoản đầu tư, hàng tồn kho, các nhà quản
lý cấp trung, v.v.... Hai là, việc phân chia các khoản lợi nhuận này ở mức