Hoa Kỳ và các nước tư bản giàu có khác, và từ đó làm giảm đầu tư. Những
ảnh hưởng của việc giảm đầu tư không thể hiện rõ ngay trong thời gian
ngắn, nhưng về lâu về dài chúng khiến công nghệ của công ty bị lạc hậu
đồng thời đe doạ sự sống còn của công ty.
Nhưng các cổ đông sẽ không quan tâm ư? Là chủ sở hữu của công ty, liệu
họ có mất nhiều nhất không nếu trong dài hạn công ty của họ bị suy thoái?
Không phải điểm nổi bật của ai đó là chủ sở hữu của một tài sản - ví dụ một
ngôi nhà, một mảnh đất hoặc một công ty - là người ấy quan tâm tới hiệu
suất lâu dài của công ty ư? Nếu các chủ sở hữu để cho tất cả điều này xảy
ra, những người bảo vệ cho thực tế này sẽ tranh luận rằng hẳn là vì đó là
điều họ muốn, cho dù người ngoài cuộc có thể thấy nó điên khùng đến mức
nào.
Thật đáng tiếc, mặc dù là người sở hữu hợp pháp của công ty, các cổ đông
là người ít có sự ràng buộc nhất đối với khả năng tồn tại lâu dài của công ty
so với những bên có quyền lợi liên quan khác của công ty. Đó là vì họ chính
là người có thể rời công ty dễ dàng nhất - họ chỉ cần bán cổ phiếu của mình
và chịu lỗ một chút nếu cần thiết, miễn là họ đủ thông minh để không bám
vào những nỗ lực vô vọng quá lâu. Ngược lại, sẽ khó hơn cho những bên có
quyền lợi liên quan khác của công ty - như các nhà cung cấp và công nhân
của họ - để rời bỏ công ty và tìm một công ty khác vì có thể họ đã tích luỹ
những kỹ năng và có những tư liệu sản xuất (trong trường hợp là nhà cung
cấp) đặc trưng cho các công ty mà họ hợp tác. Do đó, họ đặt cược nhiều
hơn vào khả năng tồn tại lâu dài của công ty so với hầu hết các cổ đông.
Đây là lý do tại sao tối đa hoá giá trị cổ đông có hại cho công ty, cũng như
phần còn lại của nền kinh tế.
Ý tưởng ngốc nghếch nhất trên thế giới
Trách nhiệm hữu hạn đã giúp tạo ra những tiến bộ to lớn trong sức sản xuất
của con người bằng việc cho phép tích lũy lượng vốn lớn, chính xác vì nó
cho phép các cổ đông dễ dàng rời bỏ công ty, do đó giảm những rủi ro liên