6
D
o đó tôi thường đi đến cadinô
. Điều kích thích đối với tôi là được
nhìn thấy hạnh phúc hay thất vọng hiện lên trên mặt người khác một cách
cuồng nhiệt, còn tôi thì không một luồng sinh khí nào có thể lay động nổi.
Ngoài ra, chồng tôi tuy không hời hợt nhưng cũng thích lui tới nơi đổ bác
và tôi vẫn trung thành với những thói quen cũ của anh một cách kính tín vô
thức. Ở đó bắt đầu cái thời gian hai mươi bốn tiếng hồi hộp hơn tất cả các
trò bài bạc trên đời và làm số phận tôi bị đảo lộn tới hàng năm trời.
Buổi trưa, tôi dùng bữa với công tước M… một người bà con trong gia
đình. Sau bữa chiều, tôi chưa mệt mỏi đến nổi phải đi ngủ. Thế là tôi vào
sòng bạc, không đánh, mà tha thẩn từ bàn này đến bàn khác, chỉ nhìn một
cách đặc biệt những con bạc tụ tập lộn xộn ở đó. Tôi nói “một cách đặc
biệt” vì đó là cách mà người chồng quá cố của tôi đã bày cho tôi vào một
ngày mà chán không muốn nhìn nữa, tôi phàn nàn về sự buồn nản vừa phải
trông mãi, một cách ngớ ngẩn, vẫn những khuôn mặt ấy: những bà già nhăn
nheo, ngồi lì hàng giờ ở đó, trước khi liều quăng ra một đồng giơ-tông,
những con bạc xảo trá và những “ả điếm đàng” của trò bài lá – tất cả cái xã
hội tứ chiếng từ khắp nơi kéo đến; và như ông cũng biết đấy, cái xã hội ấy
không đẹp đẽ và lãng mạn như bức tranh thường mô tả họ trong các truyện
khốn khổ, trong đó họ được coi như bông hoa của sự hào hoa phong nhã,
như giới quý tộc châu Âu. Và tôi nói với ông về lúc đó, là cách đây hai
mươi năm, lúc mà tiền còn bằng vàng, bằng bạc, đủ trọng lượng, lăn được,
lúc mà những tờ giấy bạc sột soạt, những đồng Napôlêông, những đồng
năm phrăng to bự quay cuồng lộn xộn, lúc mà nhà cadinô còn thú vị hơn
bây giờ nhiều và ở cái thành trì tráng lệ của đổ bác, được xây lại theo thời
trang, đám công chúng trưởng giả gồm các du khách du lịch của hãng Cúc
đã uể oải vung phí những đồng giơ-tông vô tri vô giác. Nhưng trong
thời kì ấy, tôi thấy vẻ đơn điệu của những bộ mặt dửng dưng đó không có