26 TRUYỆN NGẮN SƠN NAM - Trang 225

- Thì miệt Cà Mau, tôi nói nãy giờ. Xin lỗi ông anh có biết miệt đó

không?

Tôi trả lời rằng biết. Khách chưa tin nên gạn hỏi:
- Cũng là ở Cà Mau nhưng làng của ông anh cách làng tôi hai ngày

đường. Ðể tôi hỏi câu này: Tam Giang ở đâu?

- Dạ Tam Giang ở chỗ sông cửa Lớn đổ ra cửa Bồ Ðề. Từ Tam Giang

tới mũi Cà Mau chừng ba mươi cây số.

Khách vỗ vai tôi, mời hút thuốt rồi hỏi tiếp:
- Tại sao kêu là xóm Năm Căn?
- Tôi nghe nói hồi xưa, nơi đó có năm miệng đáy. Sông sâu, nhiều sấu

người ta không đóng cột xuống sông. Cứ neo sáu chiếc ghe cách khoảng
đồng đều nhau. Giữa hai chiếc ghe, họ giăng miệng đáy. Căn có nghĩa là
gian, là miệng...

Ông Tư đến Sài Gòn độ hai mươi năm rồi. Ðiều ân hận nhất của ông

là không được dịp trở về quê cũ.

- Cha mẹ tôi mất hết rồi, còn người anh hiện giờ trên năm mươi tuổi

đã có cháu nội ở Tam Giang. Anh tôi là người lang bạt kỳ hồ. Năm đó anh
bỏ nhà trốn nợ tận núi Tà Lơn bên Cao Miên. Không hiểu ảnh làm gì ở bển,
không hiểu ảnh tới núi không. Năm sau, ảnh trở về với cái quần xà lỏn dính
da. Hỏi công chuyện làm ăn, ảnh cười. Lúc uống rượu, ảnh đọc thuộc lòng
vè gọi làvè Tà Lơn.

Ông Tư nhướng mắt như hỏi tôi biết bài vè đó chưa. Tôi trả lời chưa

biết. Ông đọc cho tôi nghe một hơi.

Tà Lơn xứ rày tạm con ở.
Làm lưới chài ngày tháng náu nương.
Gởi thơ về cho cha mẹ tỏ tường.
Cùng huynh đệ đặng cho hãn ý.
Kể từ thưở bôn trình vạn lý.
Ðến bây giờ hơn bảy tháng dư.
Nghiêng mình nằm nhóo tới mẫu từ.
Ngồi chờ dậy ruột tằm quặn thắt.
Nhớ huynh đệ lụy tuôn nước mắt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.