- Dạ, tôi nói thật. Nếu bác thương tôi, tôi hứa làm ăn cho bác thấy. Tôi
ghét những người khinh tôi. Chẳng lẽ bác khinh đứa làm ăn giỏi dắn. Tôi
hứa chẳng bao giờ phụ lòng bác.
Ông Hai Don cau mày. Nếu làm to chuyện thì chẳng ích lợi gì cho ai
hết. Chi bằng ông giữ thể diện với Tư Cồ và bắt buộc Tư Cồ giữ thể diện
đối với ông. Ông nghĩ ra một giải pháp vẹn toàn: cho Lệ và tư Cồ ăn ở với
nhau, haiđứa nó phải đi làm ăn ở xứ khác. Dân trong xóm sẽ bớt lời dị nghị,
thanh danh của ông được bảo vệ một phần lớn.
Lệ xuống xuồng, cầm cây dầm bơi cho cha ngồi. Tư Cồ bơi xuồng của
mình theo sau. Anh ta đem gói thuốc rê, vấn một điếu, mời ông Hai Don:
- Thưa bác...
Hai Don đưa tay nhận điếu thuốc:
- Ðược rồi. Tao tính cho tụi bây. Con người ta sống trên cõi đời nên
giữ đức hạnh. Nói thiệt cho mầy nghe, Tư Cồ...
Tư Cồ im lặng. Ông Hai don lên tiếng thị oai:
- Tao kêu mà mầy không dạ hả?
Tư Cồ giựt mình:
- Dạ, thưa bác.
- Mầy có sức lực, có tài. Nếu mầy bớt phách lối thì nên nhà nên cửa,
bằng không thì mãn đời mầy cứ như vầy hoài.
Tư Cồ toan cãi lại. Nhưng nghĩ sao không biết, anh ta lại thôi.
Gần mãn mùa mưa. Nước sông Hầu Giang lần lầ giựt xuống. Cánh
đồng hoang vu, chạy dài tới chân trời, lai láng như biển cả, rộng hàng năm,
sáu chục cây số nối liền bờ sông Hậu ra vịnh Xiêm La. Không một bóng
người. Không một căn chòi hoặc nhà sàn. Lệ ngồi nấu cơm trên xuồng. Tư
Cồ hút thuốc, khen tấm tắc:
- Trời vừa mưa vừa nắng hiu hiu, mát quá. Trời đất bao la, đất này vô
chủ...
Lệ bắt đầu ngao ngán. Tư Cồ vẫn giữ thói ngang ngược ngày trước.
Anh ta đưa nàng về đâu? Ðất này tuy đầy nước lụt và nhấp nhô những lượn
sóng cỏ nhưng phải có người làm chủ, ghi tên trong sổ bộ của nhà nước. Tư
Cồ cứ bơi xuồng thẳng về phía đông bắc: