ai nghe được tiếng chuông đó sẽ được tự do thoát khỏi cái gọi là
BONNOU!"
"Thế ta nên nghe tiếng chuông ở đâu?" Khi nghe Frank hỏi vậy tôi mới
chợt nhớ ra không biết tại sao tôi lại am hiểu về tiếng chuông và BONNOU
đến vậy. Tôi đã không thể giữ lời hứa với Jun là ở bên cô ấy trong dịp
Giáng sinh. Nên Jun đã bắt tôi phải hứa là nhất định hai đứa phải ở bên
nhau vào lúc Giao thừa. Để tham khảo cách tận hưởng phút Giao thừa sao
cho có ý nghĩa, chúng tôi đã mua không biết bao nhiêu loại tạp chí rồi cùng
nhau đọc. Nào là tạp chí PIA, nào là sách Tokyo Walker. Tôi không nhớ tên
tạp chí đó là gì nhưng ở đó đăng một bài có dòng tít: “Nếu bạn hiểu rõ về
nguồn cội thì sẽ có một đêm Giao thừa thú vị hơn nhiều", nói về ý nghĩa
của tiếng chuông và BONNOU. Tôi nằm lăn ra giường cùng với Jun rồi đọc
to bài báo đó thành tiếng.
"Cô gái người Peru đã nói là rất đông người đến để nghe tiếng chuông.
Cô ấy muốn đến nghe ở một nơi nào đó yên tĩnh hơn. Kenji, cậu có biết
ngôi chùa nào yên tĩnh hơn không? Tôi không thích những chỗ đông người
mà!"
Riêng tôi, tôi cũng không muốn cả hai, cả tôi và Frank tới chùa
Meijijingu. Tôi nói:
"Có một nơi rất thích hợp! Một-cây-cầu!"
"Cầu ư?"
Frank tỏ vẻ không hiểu. Cuốn tạp chí đó cũng có nói về cây cầu đó và
đó cũng là nơi tôi và Jun quyết định cùng nhau đi nghe tiếng chuông Giao
thừa. Tôi đã quên mất tên của cây cầu bắc ngang con sông Sumida đó. Tôi
nhìn đồng hồ. Bây giờ là 3 giờ sáng ngày 31 tháng 12. Chắc là Jun vẫn đang
thức.
"Kenji! Cây cầu đó có được không? Vì tôi không rành mà!"
"Ở quanh đây hay ở Shinjuku này có ít chùa chiền lắm." Tôi nói.
"Ở nơi buôn bán mới có nhiều chùa. Nhưng như lời cô gái Peru đã nói
có tới hàng chục nghìn người tập trung ở đó. Đã nghe tiếng chuông thì nên
nghe ở một nơi yên tĩnh. Có vẻ như ngồi ở rầm cầu nghe tiếng chuông vọng
lại từ nhiều phía sẽ rất tuyệt." Tôi nói xong, mắt của Frank biến sắc, trở nên