Frank dừng lại trước quán bar có tên là Auger, mắt lai hướng về con
hẻm vẫn nguyên dáng vẻ của thời Chiêu hòa năm thứ 30. Frank quay sang
nói với tôi:
"Ở đây không có người chào mời khách nhỉ?"
Đúng là ở đây không hề nghe thấy tiếng mời chào khách nào cả.
Khách đến với con hẻm này chỉ toàn là những khách quen. Ta cũng không
hề thấy bóng dáng vị khách nào cố gắng tìm cô gái có thể ôm một cách dễ
dàng hay đang say xỉn, vịn vai đồng nghiệp tìm quán bar bước vào con
đường này. Cũng có cả cửa hàng bày chậu hoa ở trước cửa. Bông hoa màu
trắng vừa nở trong bình gốm rung rinh trước cơn gió của Kabukicho trong
tháng Mười hai có pha lẫn mùi rượu, mùi mồ hôi, mùi rác, được chiếu sáng
bởi ánh hồng và ánh vàng trên tường nhà hát kịch Koma.
"Ở đây vẫn còn giữ được các dãy phố cổ đấy."
"Vậy sao? Tôi tưởng ở đâu cũng có dãy phố như thế chứ?"
Nói xong, Frank lại tiếp tục bước đi.
"Quảng trường Thời đại (Times Square) ở New York cũng vậy đấy,
không hề có quán sex nào mà chỉ toàn các quán bar thuần túy thôi."
Frank vừa nói vừa như đang nhớ lại một thời đã qua nên tôi càng nghĩ
Frank là người New York thật. Vậy, nếu thế thì đúng là cũng có người ở
New York mà không biết Niketown.
"Nói đến Quảng trường Thời đại tôi nhớ, ở tòa nhà cao tầng trước nhà
ga Shinjuku có vẽ hình Times Square, có phải đó chỉ là đùa không?"
"Không, không phải là đùa đâu, đó là tên một cửa hàng bách hóa."
"Thế nhưng do tòa nhà cao tầng của tờ Times ở đó nên người ta đặt là
Times Square, còn ở đó đâu có tòa nhà cao tầng của Times nhỉ?"
"À! Chỉ vì người Nhật thấy cái tên đó hay nên đặt vậy thôi!"
"Thật là đáng xấu hổ. Sao lại chẳng có người hiểu biết nào hay nhà báo
chẳng hạn chặn ý nghĩ đó nhỉ? Việc thua trận trong chiến tranh đã là chuyện
của quá khứ, bây giờ Nhật Bản đâu cần phải bắt chước Mỹ nữa?"
Nghe xong, tôi hỏi Frank muốn tới đâu nữa thì ông ta đáp muốn đến
phòng nozoki để xem các cô gái không mặc cả đồ lót.