5 NGUYÊN TẮC THÉP, 15 THUẬT BÁN HÀNG THÀNH CÔNG - Trang 133

lần nữa hi vọng sau khi Tổng thống xem xong sẽ cho ra một đánh giá công
bằng.

Sau khi nhận được cuốn sách thứ ba, Tổng thống nghĩ: “Tôi đã dính hai vố

của các người, lần này không thể để các người đắc ý nữa.” Bởi vậy trong thư
hồi âm của Tổng thống chỉ vỏn vẹn bốn chữ: Không đáng đánh giá.

Sau khi nhận được thư hồi âm của Tổng thống, nhà xuất bản lại vẫn cứ vui

mừng khôn xiết, tiếp tục dùng một dòng chữ vàng nổi bật in lên bìa sách rằng:
“Kiệt Tác Khiến Tổng Thống Cũng Không Thể Đánh Giá Được”.

Sau khi cuốn sách mới được xuất hiện trên thị trường, vẫn đạt được hiểu

quả bán hàng xuất sắc như cũ. Bởi vì tất cả mọi người đều muốn xem cái
cuốn sách mà ngay cả Tổng thống cũng không thể đánh giá được ấy rốt cuộc
sâu sắc đến đâu.

Câu chuyện trên trong mắt các bạn có thể chỉ là chuyện hài hước, nhưng

dù sao hãy cùng chú ý đến kĩ xảo bán hàng được sử dụng ở đây, tại sao mấy
cuốn sách này có thể bán chạy đến vậy?

Câu trả lời rất đơn giản, nhà xuất bản nọ đã thành công trong việc kích

thích được hứng thú của độc giả, và nhờ sự dẫn dắt của hứng thú, đã kích
thích được ham muốn tìm tòi được ẩn sâu trong lòng độc giả, chỉ vậy mà thôi.

Hứng thú cũng là một loại bản năng của con người, nó dẫn dắt chúng

ta khám phá những thứ mà chúng ta chưa biết rõ, để thỏa mãn sự tò mò
của chúng ta. Nói cách khác, nếu như nhân viên bán hàng có thể kích
thích được hứng thú của khách hàng, thì cũng có nghĩa là có thể khơi gợi
“khẩu vị” của khách hàng, hướng sự chú ý của họ đến nơi mà nhân viên
bán hàng mong muốn. Và đây chính là những gì được chia sẻ trong
chương “Thuật Hứng thú” này.

Điều quan trọng là nhân viên bán hàng phải làm thế nào để có thể kích

thích được hứng thú của khách hàng?

Nếu chúng ta muốn kích thích được hứng thú của khách hàng thì trước

tiên phải cân nhắc vấn đề: để kích thích hứng thú của con người, phải chăng
sẽ cần cả một quá trình?

Để giúp cho độc giả dễ hiểu hơn, ở đây xin đưa ra mấy ví dụ đơn giản:

Chẳng hạn bây giờ tôi nói đến “Tái ông thất mã”, có phải bạn sẽ nghĩ ngay
đến “Yên tri phi phúc”

(1)

không? Hay như bây giờ tôi nhắc tới “Đường lang

bộ thiền”, bạn sẽ lập tức nghĩ đến “Hoàng tước tại hậu”

(2)

phải không? Nếu

bây giờ tôi đột nhiên “vung một cú đấm thẳng vào mắt bạn”, có phải bạn sẽ
“lập tức nhắm mắt lại” hay không? Trong các ví dụ trên, “Tái ông thất mã”,
“Đường lang bộ thiền”, “vung cú đấm thẳng vào mắt” chính là “điểm kích
động”, vì có “kích động” nên mới có thể lập tức “khởi động” được những
kinh nghiệm và kí ức ẩn sâu trong con người bạn. Bởi thế nên trong đầu bạn
mới lập tức nghĩ đến hậu quả là “Yên tri phi phúc”, “Hoàng tước tại hậu” và
“lập tức nhắm mắt lại”.

Nói cách khác, nếu như không có “điểm kích hoạt” này thì sẽ không thể

tạo ra được kết quả là “khởi động kinh nghiệm” kia. Nếu tôi không nhắc đến
“Tái ông thất mã” thì bộ não của bạn cũng sẽ không nghĩ đến “Yên tri phi
phúc”, tôi không nhắc bạn “Đường lang bộ thiền” thì bộ não của bạn cũng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.