trung tâm công nghiệp và văn hóa quan trọng, trước là thủ đô vương quốc
Xacđênha, rồi thủ đô vương quốc Ý cho đến năm 1864. (1) Còn gọi là lóp
sơ đẳng hoặc lớp một dưới. (1) Nhà giam để giáo dục và cải tạo những trẻ
phạm pháp. (1) Các trường học ở Ý phát phân thưởng vào giữa năm học,
còn cuối năm thì chi thi lên lớp thôi (xem nhật kí tháng bảy, ngày 4). (2)
Khu này mang tên đại thi hào Ý thời Phục hưng Toocquatô Tátxô (1544-
1595) tác giả thiên anh hùng ca nối tiếng nhất của văn học Ý Giêruxalem
giải phóng. (3) Khu này mang tên nhà bác ngữ và chính trị gia người Ý nổi
tiếng trong thời cận đại (1802- 1874). (1) Xứ Rômanha ở miền trung Ý, đất
đai khô xấu nghèo nàn, dân cư thưa thớt, xưa kia nổi tiếng vê sào huyệt của
quân trộm cướp. (2) Tiếng Ý, trẻ con gọi bà là nonna. (1) Hoa đồng thảo là
hoa của một thứ cây nhỏ mọc tự nhiên ngoài đồng ở các nước ôn đới, cánh
tím đậm, nhị vàng và rất thơm, cũng thường gọi là hoa tím. (1) Trong các
trường ở các thành phố nước Ý, theo lệ thì đến lúc hết hết giờ học, người
gác cống đến từng lớp, nói một tiếng La tinh Finis, nghĩa là hết giờ, chứ
không đánh trống hay kẻng (1) Ở Ý thuở ấy các thầy giáo, cô giáo không có
lệ phải về hưu, vì kinh nghiệm và lương tâm của các nhà giáo càng thâm
niên lại càng quý; nên cụ giáo Crôxetti dạy đến tám mươi hai tuổi, và do cụ
có xin, mới được về hưu, sau sáu mươi năm dạy học. (2) Chú ý: Ông Bôttini
nhiêu lúc nói đã học với cụ giáo bốn mươi bốn năm về trước, có lúc nói bốn
mươi năm; còn cụ giáo thì lúc nào cũng nói bốn mươi năm. (1) Trung học
có hai cấp, tương đương với cấp hai và cấp ba của ta ngày nay. (1) Ở các
nước phương Tây, để tang người thân người ta mặc quần áo màu đen. (1)
Cơ quan hành chính của một thành phố. (2) Người giữ cửa và đưa khách
vào ra ở các nha môn, dinh thự. (3) Những người có chức vụ đại diện cho
chính quyền đeo băng màu quốc kì. (4) Cũng thường gọi theo tiếng Pháp là
hoa ‘păngxê’. (5) Cũng thường gọi theo tiếng Pháp là hoa ‘macgorit”. (1)
Việc thật đã xảy ra ở Tôrinô đêm 27 tháng giêng năm 1880. (2) Banbô là tên
một người yêu nước Ý, bá tước Banbô, sinh ở Torino, một trong những lãnh
tụ của phong trào Phục sinh - Risorgimento - đòi độc lập, thống nhất cho
nước Ý, dẫn đến Cách mạng 1848. Để vận động quần chúng, Banbô đã viết
tập sách nổi tiếng và có tác động rất lớn là Những mối hi vọng của nước Ý -
Speranze d’ltalia (1844). (1) Appeninô là mạch núi chạy suốt nước Ý.
Anđetx là mạch núi chạy suốt bề dài của châu Nam Mỹ. Đây là truyện cậu
bé từ nước Ý sang tận Nam Mỹ tìm mẹ. (2) Giênôva, thủ phủ của xứ Ligiria,
quê hương của tác giả De Amicis, là một hải cảng lớn của đất Ý, từ thời
Trung cổ đã buôn bán thịnh vượng vào hạng nhất châu Âu, cạnh tranh với
Vênêzia, thuyền buôn đi khắp nơi; nhiều nhà hàng hải nổi tiếng trong lịch
sử quê ở đấy, như Côlômbô người tìm ra châu Mỹ. (3) Buênôt Airetx ở Nam
bán cầu, các mùa ngược lại chúng ta, tháng năm là cuối thu bắt đâu sang
đông, là mùa mưa, ‘buổi rạng đông rực rỡ’ như thế này thật là hãn hữu! (4)
Senor, tiếng Tây Ban Nha nghĩa là ngài, dùng đế đặt trước họ tên những
người mà người ta tôn trọng. (5) Tiếng Tây Ban Nha nghĩa là: Ôi! Tội
nghiệp cậu bé! Cụ già buột miệng nói ra bằng tiếng Tây Ban Nha là tiếng
mẹ đẻ của mình. (6) Một dặm là 4.444m, một trăm dặm là gần 445 km. 7)
Nghĩa là ‘Cửa sông’ bằng tiếng Tây Ban Nha. (8) Nghĩa là ‘từ biệt’, ông cụ
lại nói tiếng Tây Ban Nha xen với tiếng Ý. (9) Sông Pô dài nhất nước Ý có
670 km, sông Parana dài 4.700 km chạy qua một đồng bằng mênh mông của
nước AcHentina, rồi hợp với sông Uruguay làm thành sông Riôđê la Plata.
(10) Nam Mỹ không có cọp, chỉ con Jaguar là một thứ báo, và con Puma hơi