cho vợ tôi là bạn học cùng cô ấy bốn năm đại học, về tình về lí hẳn là đều nên
mua của anh ta; thứ hai, nếu như không mua của người bạn học cũ này, để
cho những người bạn học cũ cùng bàn tiệc nhìn thấy, hẳn cũng khó ăn khó
nói.
Có thể tổng kết bằng câu nói đơn giản của vợ tôi: “Không ủng hộ công
việc của bạn học cũ, chẳng lẽ lại đi ủng hộ người xa lạ à? Em là người vô tình
thế sao?”
Tình huống trên đây cũng có chút giống với tình huống mua bảo hiểm xe
được chia sẻ ở chương trước, chỉ một chút khác biệt có thể mang lại kết quả
khác nhau.
Nhiều khi chúng ta sẽ căn cứ vào mối quan hệ thân sơ của mình với
mọi người để xác định xem có mua hàng của bên đó hay không. Khi hai
bên có quan hệ thân thiết, nếu ở trong một tình huống hoàn toàn có thể
giúp đỡ mà lại không đưa ra một sự giúp đỡ phù hợp, sẽ bị lương tâm lên
án. Loại kĩ xảo bán hàng nhằm tạo ra một thứ áp lực tâm lí vô hình cho
khách hàng này chính là “Thuật Quan hệ”.
Tạo lập quan hệ với khách hàng chính là một trong những kĩ năng bán
hàng mà nhân viên bán hàng cần nắm vững.
Nhân viên bán hàng muốn thắt chặt mối quan hệ với khách hàng, điều cần
hiểu rõ trước tiên chính là mối quan hệ giữa con người với con người được
hình thành thế nào; đồng thời, trong quá trình hình thành mối quan hệ, làm
thế nào để có thể phân biệt được mối quan hệ gần gũi và xa cách.
Chúng ta hãy cùng nhớ lại khoảng thời gian còn học đại học của mình và
xem làm thế nào để chúng ta có thể tạo được một vòng tròn bạn bè: Khi bạn
đặt chân đến một thành phố lạ, một ngôi trường lạ, sống trong một môi trường
không người quen biết, bạn có cảm thấy cô đơn không? Lúc này, bạn có hi
vọng sẽ tìm được một vài người bạn hợp cạ với mình không? Tại thời điểm
này, rất nhiều người làm quen những người bạn đầu tiên chính là những người
đồng hương, nguyên nhân thực sự quá đơn giản, bởi vì các bạn có cùng thói
quen ăn uống, có khẩu âm hoàn toàn giống nhau và cùng lớn lên trong một
môi trường tương tự nhau.
Tuy nhiên, sau một thời gian, bạn sẽ cảm thấy ngôi trường cùng diện mạo
thành phố xa lạ này dần dần trở nên quen thuộc, vòng tròn bạn bè của bạn
cũng bất giác bắt đầu thay đổi. Bạn sẽ vô tình hoặc cố ý giãn dần khoảng cách
với những người đồng hương của mình. Lúc này, càng ngày bạn sẽ càng gần
gũi với những đồng đội cùng hợp tác trên sân bóng rổ, những người bạn cùng
bạn học tập trên lớp… Nguyên nhân chủ yếu là vì các bạn cùng có chung sở
thích và điều này sẽ tạo ra sự gần gũi nhiều hơn so với việc chỉ là đồng
hương.
Lại qua một thời gian nữa, chẳng hạn như tại thời điểm trước khi tốt
nghiệp một năm, vòng tròn bè bạn của bạn lại bắt đầu thay đổi một lần nữa.
Những đồng đội trên sân bóng rổ và những người bạn cùng học trên lớp dần
dần không còn đủ thân thiết, lúc này, những người thân thiết nhất với bạn
chính là những người bạn có chung chí hướng với sự nghiệp của bạn trong
tương lai.
Rõ ràng, có cùng chí hướng với nhau vẫn mạnh hơn một chút so với có