dưới đây.
Không biết bạn có còn nhớ những đoạn quảng cáo kem đánh răng trước
đây hay không? Cuối đoạn quảng cáo luôn có một câu giới thiệu rằng loại
kem đánh răng này đã được “Hiệp hội Nha sĩ Quốc gia” công nhận. Đồng
thời trên màn hình cũng xuất hiện một dòng chữ thật to viết rõ: Ngoài hộp
kem đánh răng có con dấu chính thức của “Hiệp hội Nha sĩ Quốc gia”.
Trong thực tế, “Hiệp hội Nha sĩ Quốc gia” trong quảng cáo trên thật ra
chính là do mấy công ty sản xuất kem đánh răng và các nhà đồng tài trợ thành
lập ra. Và những nhà sản xuất này đã phải đầu tư hàng triệu nhân dân tệ tiền
tài trợ chỉ để bạn biết rằng chất lượng sản phẩm của họ đã được chứng nhận
từ một cơ quan nhà nước, người tiêu dùng có thể an tâm sử dụng. Và thủ pháp
này đã thu được hiệu quả rất tốt. Thử ngẫm nghĩ một chút mà xem, cả bạn và
tôi đã từng bị những đoạn quảng cáo đó thuyết phục như thế nào.
Ở đây, chúng ta không cổ vũ cho việc các công ty sản xuất kem đánh răng
cố ý thực hiện thủ pháp bán hàng lừa đảo để tranh thủ sự tin tưởng của khách
hàng. Dù có tô vẽ quảng cáo thì chất lượng của các sản phẩm kem đánh răng
do các công ty này sản xuất mới là thứ thực sự và cốt lõi làm nên uy tín của
họ. Ở đây, chúng ta chỉ cần tìm hiểu xem nguyên nhân tại sao họ lại làm như
vậy mà thôi.
Lí do thực ra rất đơn giản, đó là khi nhà cung cấp sử dụng những thứ đại
loại như “Chứng nhận từ Hiệp hội Nha sĩ Quốc gia”, “Đề cử của Chuyên gia
nghiên cứu khoa học về các thiết bị cầm tay toàn cầu” cùng với “Phát minh
mới nhất của người đoạt giải Nobel” để câu khách, thì chúng ta sẽ càng cảm
thấy tin tưởng những loại sản phẩm này hơn.
Sống trong một thế giới đầy màu sắc nhưng cũng không kém phần phức
tạp này, bạn cần phải hiểu rằng, có quá nhiều chuyện cần phải chứng thực.
Nhưng, là một nhân viên bán hàng, bạn cần phải làm gì để chứng minh
những sản phẩm mà mình cung cấp thực sự đáng tin cậy? Phương pháp
tốt nhất chính là mượn sức mạnh của “uy tín”, và đây chính là những gì
mà chương “Thuật Uy tín” muốn chia sẻ.
Nói một cách khách quan, tuân theo nguyên tắc phục tùng uy tín thì trong
hầu hết các tình huống đều có lợi, uy tín có thể mang lại cho chúng ta những
lợi ích thực tế. Bởi vì thông thường, khi người ta đã có thể bước chân lên một
địa vị xã hội cao hơn, những thông tin mà họ tiếp xúc bất luận là về cả chiều
sâu hay chiều rộng, về phương diện kinh nghiệm tích lũy, hoặc về phương
diện trình độ của các nguồn lực mà họ nắm trong tay đều mạnh hơn chúng ta
rất nhiều. Hành động theo nguyên tắc tin ưởng vào uy tín, trong đa số trường
hợp là không sai. Điều này cũng giống như việc bạn luôn cố gắng lắng nghe
những lời khuyên quý báu của cấp trên trong đơn vị là một quyết định khôn
ngoan vậy.
Không tin tưởng vào uy tín, muốn thách thức uy tín, thường sẽ không đem
lại kết quả tốt đẹp gì. Trải qua nhiều lần thách thức uy tín để rồi cuối cùng
nhận được những bài học thất bại đau đớn, nhìn từ một góc độ khác, cũng đã
thức tỉnh chúng ta rằng nhất định phải tin tưởng vào nguyên tắc làm việc phục
tùng theo uy tín.
Bởi vì sự phục tùng và tin tưởng vào uy tín đã trở thành một lối tư duy cố