Nhân viên này nhanh nhẹn mở hộp công cụ cá nhân của mình ra, bên
trong có đầy đủ những dụng cụ và thiết bị sửa chữa điện. Điều này chắc chắn
đã khiến cho dì tôi tin tưởng rằng vị nhân viên này rất chuyên nghiệp.
Mọi chuyện tiếp theo diễn ra như thế nào, chắc hẳn không cần nói độc giả
cũng có thể đoán được. Sau khi kiểm tra chi tiết một lượt, người nhân viên
này phát hiện ra hộp phân phối điện nhà dì tôi có hàng loạt các vấn đề, mà
những vấn đề này lại có thể khiến nhà dì tôi gặp sự cố mất điện khi đến giờ
cao điểm, và sự cố mất điện này lại thường xảy ra vào những lúc thời tiết oi
bức nhất, sẽ khiến gia đình dì tôi gặp rất nhiều bất tiện.
Bởi vậy, vấn đề này cần phải được giải quyết trước khi đến giai đoạn cao
điểm. Vậy làm thế nào mới có thể giải quyết vấn đề này? Nhân viên này bắt
đầu cung cấp cho dì tôi những ý kiến “chuyên nghiệp”…
Hình tượng chuyên nghiệp quan trọng với việc tạo dựng uy tín đến thế
nào, thông qua hai ví dụ trên, tôi nghĩ rằng độc giả đều đã hiểu rõ.
THỨ HAI, DANH HIỆU UY TÍN
Để nâng cao nghiệp vụ của bản thân, tôi thường tham gia một số khóa học
đào tạo bán hàng chuyên nghiệp, đương nhiên là tham gia dưới hình thức ẩn
danh. Tôi nhớ có một lần, trong một khóa học, tôi và một học viên khác đã
đưa ra những ý hiểu khác nhau về quan niệm bán hàng của giảng viên. Các
thành viên trong lớp nêu lên những ý kiến cá nhân của mình, tranh luận rất sôi
nổi. Đúng lúc đó, có một anh chàng học viên đứng lên hỏi: “Xin hỏi, thầy có
phải là thầy Lí, là chuyên gia đào tạo bán hàng chuyên nghiệp không ạ?”
Mặc dù tôi không tiện thừa nhận, nhưng cũng không thể không thừa nhận
điều đó. Sau khi tôi thừa nhận, anh bạn này nói tiếp: “Cuối năm ngoái em có
tham gia khóa học bán hàng của thầy, còn mua một cuốn sách của thầy nữa.
Hôm đó thầy mặc lễ phục, hôm nay lại mặc thường phục, em suýt nữa thì
tưởng mình nhận lầm người.”
Và chuyện tiếp theo đã trở nên vô cùng thú vị. Sau khi biết được danh tính
của tôi, anh chàng sinh viên ban nãy cònđang hừng hực khí thế tranh luận với
tôi kia lập tức trở nên im lặng. Sau đó, trong những cuộc thảo luận lớp, mỗi
khi tôi nêu lên ý kiến của mình, đều rất dễ dàng nhận được sự ủng hộ của tất
cả mọi người.
Điều mà tôi muốn nói tới ở đây cũng không phải mình giỏi giang đến thế
nào, mà là nếu bạn đã có được một danh hiệu uy tín, thì sau đó đối phương sẽ
bắt đầu rơi vào tình trạng phục tùng triệt để, cũng giống như sau khi mọi
người biết tôi là “Giảng viên đào tạo kĩ năng bán hàng” thì đều dễ dàng thừa
nhận những quan điểm của tôi về khía cạnh này.
Nói cách khác, nếu như sản phẩm mà bạn bán cần bạn phải có một nền
tảng cực kì chuyên nghiệp, bạn nên tìm cho mình một danh hiệu nào đó thích
hợp. Ví dụ như các nhân viên bán hàng của các công ty chứng khoán, không
có một ai nói mình là nhân viên bán hàng, họ đều tự nhận mình là “Chuyên
gia phân tích chứng khoán”, hoặc là “Cố vấn tài chính cấp cao”.
Chúng ta hãy cùng xem xét những lời giới thiệu “ý nhị” sau của nhân viên
bán hàng: