36
Buiconganh.com
chép (quảng cáo). Việc sao chép không thể tạo ra khao khát về
một sản phẩm. Nó chỉ có thể lấy những hy vọng, giấc mơ, nỗi
sợ hãi và khao khát đã tồn tại trong trái tim của hàng triệu người,
và tập trung những khao khát đang tồn tại đó lên một sản phẩm
cụ thể.”
Đây là lý do tại sao thành công đến từ việc xác định được động
cơ mua hàng và tạo ra một sản phẩm-dịch vụ-lời đề nghị phù
hợp với nó, không phải xuất phát từ việc tạo ra một sản phẩm-
dịch vụ-lời đề nghị, sau đó mới tìm kiếm một động cơ mua hàng.
Không một số tiền quảng cáo nào có thể dùng để bán một sản
phẩm mà không ai mong muốn.
Ví dụ: Năm 1988 hoặc 1987, có hoạt động quảng cáo lớn liên
quan đến một sản phẩm mới, được gọi là “Le Fuenelle” – một
dụng cụ phễu giấy, dùng một lần, có khả năng dùng cho phụ nữ
để đi tiểu mà không cần ngồi xuống. Gần đây nhất, tôi đọc thấy
khó khăn đặc biệt mà nhà sáng chế gặp phải chính là trong quá
trình marketing cho sản phẩm này. Tôi phân vân về lý do tại sao.
£ Nguyên tắc #12
Liệu có ai đó thực sự MUỐN (không chỉ là cần) sản phẩm của
bạn?
CẦN. MUỐN.
Zig Ziglar đã nghĩ ra một cụm từ tuyệt diệu: “Logic mang tính
cảm xúc.” Tôi không quan tâm liệu bạn sẽ bán một sản phẩm
chán ngắt nhất, hay sản phẩm mang tính kỹ thuật giữa doanh
nghiệp-với-doanh nghiệp đã được phát minh, bạn sẽ không bán
được nó thành công theo logic một mình.
Sau cuộc hội thảo trong một câu lạc bộ marketing trực tiếp,
63 NGUYÊN TẮC MARKETING SÁT THỦ
Dan S. Kennedy