B giảm mạnh, khả năng kêt hợp tê bào yêu đi, gây suy giảm khả năng miên dịch.
Tiết của các loài động vật, sữa, trứng, thịt... đều là các loại thực phẩm có hàm
lượng sắt cao. sắt là thành phần cấu tạo quan trọng của hồng cầu. Nếu trong thực
phẩm hàng ngày thiếu sắt, có thể gây bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
Polysaccharide: Có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, nâng cao khả
năng phòng chống bệnh tật của cơ thể. Nấm, gừng,... và một số thuốc đều có
hàm lượng polysaccharide nhất định.
1.2. MỘT NGÀY BA BỮA
Một ngày ba bữa nên sắp xếp như thế nào, nên lựa chọn loại thực phẩm gì,
nên kết hợp các loại thực phẩm như thế nào để đảm bảo dinh dưỡng cân bằng?
Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một số quy tắc cơ bản:
Các chuyên gia dinh dưỡng đều cho rằng, trong ba bữa ăn, bữa sáng là quan
trọng nhất. Ăn sáng đầy đủ có tác dụng kéo dài tuổi thọ. Sau một đêm dài nghỉ
ngơi, hầu như tất cả chất dinh dưỡng trong cơ thể đã được tiêu hóa hết, cơ thể
cần được bổ sung năng lượng mới. Một bữa sáng phù hợp có thể hỗ trợ đắc lực
để nâng cao hiệu quả làm việc và học tập. Vào bữa sáng, chúng ta nên ăn những
loại thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao và dễ tiêu hóa. Thể chất của mỗi
người là khác nhau, do đó nhu cầu năng lượng cũng khác nhau. Một học sinh tiểu
học, mỗi bữa sáng cần nạp đủ khoảng 500kgCal nhiệt lượng, trong khi đó học
sinh trung học cần 600kgCal nhiệt lượng. Bữa sáng nên chiếm 30% tổng lượng
thức ăn mỗi ngày .
Sau một buổi sáng học tập căng thẳng, đến trưa, đa số trẻ đều có cảm giác rất
đói, do đó bữa trưa nhất định phải được ăn no. Thức ăn chính là cơm hoặc các
loại đồ ăn có chứa tinh bột; thức ăn phụ gồm thịt, trứng, sữa, thịt gia cầm, các
sản phẩm từ đậu... Thông thường, lượng thức ăn chính khoảng 500- 600g, thức
ăn phụ khoảng 200 - 280g là phù hợp. Điều đáng lưu ý là bữa trưa cần phải ăn
no, nhưng không nên ăn quá nhiều, chỉ no khoảng 80 - 90% là vừa đủ .
Bữa tối là bữa ăn cuối cùng trong ngày, lại gần với thời gian đi ngủ, do đó