Nếu trẻ không duy trì đuợc tâm trạng tích cực vui vẻ khi ăn thì sẽ rất dễ gây
chán ăn, do đó các bậc cha mẹ phải chú ý, không những phải đảm bảo trẻ ăn đủ
chất mà còn phải được ăn một cách vui vẻ. Ngoài tình yêu và sự quan tâm giữa
các thành viên trong gia đình, chúng ta còn cần có sự nhẫn nại và một số quy tắc
nhất định.
6.3. LÀM THÉ NÀO ĐẺ TRẺ ĂN UỐNG MỘT CÁCH VUI VẺ?
A. TẠO KHÔNG KHÍ VUI VẺ
Người lớn cần chú ý, không nên ép buộc trẻ ăn cơm. Khi trẻ ăn, chúng ta có
thể mở những bản nhạc có giai điệu vui nhộn, dễ nghe để tăng cường cảm giác
tích cực, khiến trẻ có tâm trạng vui vẻ khi dùng bữa.
B. KHỐNG CHÉ LƯỢNG THỨC ĂN VẶT PHÙ HỢP
Chúng ta cần luôn nhắc nhở trẻ không nên ăn quá nhiều đồ ăn vặt để tạo cảm
giác đói khi đến bữa chính. Nếu ăn quá nhiều thức ăn vặt, lượng đường trong
máu tăng cao sẽ gây ức chế cảm giác đói, vì vậy nhất định phải khống chế lượng
thức ăn vặt phù hợp. Các bậc phụ huynh có thể dùng hoa quả thay thế cho đồ ăn
vặt, ăn nhiều hoa quả có thể bổ sung nhiều loại vitamin, hơn nữa còn có tác dụng
khai vị, giúp trẻ cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn bữa chính.
c.
ĐƠM ÍT CƠM VÀ ĐƠM NHIỀU LÀN
Khi nhìn thấy lượng cơm trong bát mình còn quá nhiều, tự nhiên trẻ sẽ có
cảm giác lo sợ, sợ mình để thừa cơm hoặc ăn không hết sẽ bị trách phạt. Trẻ
thường thích được đơm thêm cơm, vì thế khi đơm bát đầu tiên, cha mẹ cần chú ý
căn cứ theo lượng ăn của trẻ để đơm lượng cơm thích hợp, tạo cơ hội cho trẻ
được đơm thêm cơm những lần sau.