63 THÓI QUEN TỐT GIÚP TRẺ TRƯỞNG THÀNH - Trang 35

sức khỏe, ví dụ như có lợi cho tiêu hóa, nâng cao hiệu quả hấp thu dinh dường.

Nếu nhai không kĩ mà ăn nhiều sể dễ dẫn tới béo phì, gây đau dạ dày hoặc chứng

khó tiêu. Ngoài ra, chúng ta có thể cùng trẻ khám phá mùi vị của những món ăn

khác nhau, đặc biệt là những món ăn ban đầu có vị mặn, nếu nhai kĩ sẽ cảm thấy

ngọt hoặc tương tự, trẻ phải nhai kĩ mới cảm nhận được hết mùi vị của món ăn,

lâu dần sẽ hình thành nên thói quen nhai kĩ ở trẻ.

B. TĂNG CƯỜNG LUYỆN TẬP cơ HÀM

Một số trẻ không có khả năng nhai kĩ, có thể do cơ quan phụ trách hoạt động

nhai không phát triển, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động nhai và khả năng biểu

đạt bằng ngôn ngữ. Nguyên nhân là do khi còn nhỏ, trẻ đã ăn quá nhiều thức ăn

dạng lỏng và mềm nên không có kĩ năng nhai. Luyện tập cơ hàm có thể hình

thành thói quen nhai kĩ. Người lớn nên cho trẻ tập nhai những loại thực phẩm

cứng như lạc, hạt bồ đào, hạnh nhân, hạt dẻ hoặc những loại bánh quy, bỏng...

Những loại thực phẩm này phải nhai kĩ mới có thể nuốt, ăn thường xuyên có thể

giúp trẻ dần hình thành thói quen nhai.

c.

BÔI DƯỠNG TÍNH KIÊN NHẪN

Tốc độ ăn quá nhanh thường xuất phát từ tính cách của mỗi đứa trẻ. Người

lớn cần chú ý bồi dưỡng tính kiên nhẫn cho trẻ, có thể áp dụng những trò chơi

cần sự kiên nhẫn như gỡ vòng sắt, lắp rubik..., từ đó giảm tốc độ ăn, hình thành

thói quen nhai kĩ .

Mách nhỏ Nếu ăn quá nhanh hay nuốt thức ăn chưa được nghiền nát, dạ dày

cần một khoảng thời gian dài mới có thể nghiền nát và tiêu hóa thực phẩm, do đó

ăn quá nhanh dễ khiến thực phẩm tiêu hóa không hoàn toàn, gây cảm giác khó

tiêu và các bệnh về đường tiêu hóa. Nhai kĩ khiến trung khu đại não phụ trách

cảm giác no - đói có đủ thời gian truyền thông tin, tránh việc trẻ ăn quá nhiều

dẫn tới béo phì.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.