63 THÓI QUEN TỐT GIÚP TRẺ TRƯỞNG THÀNH - Trang 43

Các chuyên gia dinh dưởng cho biết, cần giữ một tỉ lệ đồ ngọt nhất định trong

thực đơn hàng ngày của trẻ. Nhưng nếu thường xuyên ăn quá nhiều đồ ngọt thì

có thể gây ức chế cảm giác thèm ăn, đặc biệt là thói quen ăn kẹo hoặc đồ ngọt

ngay trước bữa ăn chính sẽ gây cảm giác chướng bụng, không muốn ăn. Nếu kéo

dài, lượng đường trong cơ thể quá nhiều, các thành phần dinh dưỡng còn lại quá

ít gây mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sức khỏe và quá trình phát triển.

c.

GÂY BỆNH BÉO PHÌ

Lượng đường trong cơ thể quá nhiều rất dễ gây bệnh béo phì. Những đứa trẻ

béo phì sau khi trưởng thành rất dễ mắc các bệnh mãn tính nguy hiểm như cao

huyết áp, mỡ máu, tim... ảnh hưởng tới sức khỏe và làm giảm tuổi thọ.

D. GÂY CẬN THỊ

Nguyên nhân gây nên cận thị gồm yếu tố di truyền, không chú ý vệ sinh

mắt... nhưng những trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt cũng rất dễ mắc bệnh cận thị. Sự

hình thành của bệnh cận thị có mối quan hệ mật thiết tới hàm lượng các nguyên

tố vi lượng trong cơ thể. Nhiều trẻ thích đồ ngọt, nhưng ăn quá nhiều đồ ngọt có

thể gây suy giảm độ đàn hồi của các tổ chức mắt. Hàm lượng các nguyên tố vi

lượng trong cơ thể giảm, nếp nhăn mắt dễ kéo dài. Lượng đường trong máu quá

cao dễ gây suy giảm nhãn áp, thủy tinh thể biến dạng gây cận thị.

E. ẢNH HƯỞNG TỚI TÍNH CÁCH

Nhìn từ góc độ của một chuyên gia dinh dưỡng, nếu lượng đường trong máu

quá cao, lượng chất thải chờ được đào thải tăng lên nên cần một lượng lớn

vitamin BI để thúc đẩy quá trình bài tiết. Cơ thể người không thể tự sản sinh

vitamin B1 mà phụ thuộc vào thức ăn, trong khi đó, sau khi ăn thực phẩm nhiều

đường, trẻ thường không thể nạp đủ lượng vitamin BI cần thiết. Cơ thể thiếu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.