64 NƯỚC CỜ TRÊN BÀN THƯƠNG LƯỢNG - Trang 100

hiểu rằng họ không bao giờ được tiết lộ các thông tin về cuộc hòa giải kể cả nhiều năm sau
này. Tất cả những ghi chép của người hòa giải đều được hủy đi, chỉ còn thỏa thuận cuối
cùng được giữ lại. Trong khi đó, các vụ kiện tụng sẽ trở thành vấn đề công khai. Việc giữ bí
mật có thể là một lợi thế quan trọng cho người hoặc công ty không muốn bị phát hiện là
mình từng mắc sai lầm hoặc không muốn tiết lộ rằng họ đã từng đưa ra một đề nghị hòa
giải.

Tại sao hòa giải lại có hiệu quả?

Đừng ngần ngại khi dùng phương pháp hòa giải để giải quyết một tranh chấp. Đừng nghĩ là:
“Tôi không muốn đưa sếp mình vào việc này vì như thế có nghĩa là tôi thừa nhận mình
không biết cách thương lượng tốt để dàn xếp vụ này.” Điều đó không có nghĩa là bạn phải
đưa vào một Nhà thương lượng giỏi hơn chỉ vì có nhiều lý do khiến cho việc thương lượng
hiệu quả hơn khi ban đầu các bên không thể đi đến thống nhất.

Một nhà hòa giải có thể đến gặp riêng từng bên và gợi ý để họ có quan điểm hợp lý hơn.

(Một trọng tài thậm chí có thể buộc hai bên phải tuân theo điều này bằng cách đề nghị mỗi
bên đưa ra một giải pháp cuối cùng trong vòng 24 giờ để anh ta chọn ra phương án giải
quyết hợp lý khiến cho mỗi bên phải cố đưa ra một kế hoạch hấp dẫn hơn, gần như một
cuộc đấu giá ý tưởng không công khai).

Nhà hòa giải biết lắng nghe mỗi bên tốt hơn vì anh ta không phải sàng lọc thông tin qua

cái nhìn định kiến. Vì không liên quan nhiều nên anh ta có thể nghe thấy những điều mà
người đối lập sẽ không thể nghe thấy. Anh ta có thể thuyết phục tốt hơn vì cả hai bên đều
coi anh ta là không có gì nhiều để mất. Như tôi đã từng chỉ ra trong cuốn sách Bí quyết
thuyết phục hiệu quả
, bạn sẽ mất đi đáng kể khả năng thuyết phục nếu người nghe nghĩ là
bạn có lợi ích gì ở đây. Chẳng hạn, một khách hàng sẽ dễ tin vào một người bán hàng hơn
nếu anh ta biết là người bán hàng đó không được hoa hồng từ vụ mua bán.

Khi thương lượng trực tiếp, bạn thường giả định là nếu đối phương “quăng chài” nghĩa

là họ sẽ dễ dàng chấp nhận những gì họ đề xuất hơn. Nhà hòa giải có thể đến gặp từng bên
và đề xuất một giải pháp mà không cần phải cho biết là đối phương của họ có sẵn sàng tuân
theo hay không. Anh ta cũng có thể khiến hai bên quay lại bàn thương lượng mà không cần
phải hứa sẽ nhân nhượng. Anh ta thường là một chuyên gia trong lĩnh vực liên quan, có thể
mang lại một cái nhìn mới mẻ cho cả hai bên và có kinh nghiệm giải quyết những tranh
chấp tương tự. Ngoài những kỹ năng mà kinh nghiệm này mang lại, người hòa giải còn có
thể mang lại tầm nhìn về một giải pháp công bằng và hợp lý.

Việc nhà hòa giải được coi là trung lập rất quan trọng

Như tôi đã nói ở Chương 12, nhà hòa giải hoặc trọng tài phải được hai bên coi là trung lập.
Nếu không được coi là trung lập thì anh ta sẽ không thể làm việc hiệu quả. Vì lý do đó, nhà
hòa giải phải ra sức củng cố hình ảnh trung lập. Nhà hòa giải chuyên nghiệp sẽ không nhận

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.