chưa thể làm nhanh được. Khi Kissinger hỏi: “Các ông có muốn chúng tôi giúp không?”,
Sadat trả lời: “Ông sẽ giúp chứ?” Kissinger nhấc ngay điện thoại ở văn phòng của Sadat lên
và gọi cho Tổng thống Nixon ở Nhà Trắng. Chỉ trong một vài ngày, hạm đội 6 đã lên đường
tới kênh đào Suez. Kissinger và Nixon bắt đầu quá trình định vị Mỹ là một người trung lập
hợp lý giữa người Israel và người Ai Cập – một cử chỉ cuối cùng đã giúp Tổng thống Carter
hòa giải thành công ở Trại David.
Ngày nay, cuộc xung đột giữa người Palestine và Israel vẫn tiếp tục và tôi thấy Mỹ ít có
khả năng hòa giải hiệu quả để đưa tới một giải pháp vì các nước khác ở Trung Đông không
coi người Mỹ là trung lập mà chỉ coi là bạn của Israel. Tôi không thấy có nhiều cơ hội tiến
tới một giải pháp nếu không có một nước Ả Rập (như Ả Rập Xê-út hay Liên minh các Tiểu
Vương quốc Ả Rập Thống nhất – UAE) tiến tới thúc đẩy việc hòa giải vấn đề này.
QUÁ TRÌNH HÒA GIẢI
Neil Berman là một người bạn của tôi làm nghề tâm lý trị liệu đã từng nói với
tôi rằng, để việc trị liệu tâm lý có hiệu quả, nhà tâm lý trị liệu phải thuyết phục
bệnh nhân rằng anh ta biết mình đang làm gì và anh ta đang áp dụng một liệu
trình sẽ có hiệu quả đối với bệnh nhân. Bệnh nhân không cần hiểu liệu trình đó
thế nào mà chỉ cần tin là có một liệu trình. Khi tiến hành trong thực tế thậm chí
cũng chẳng cần có liệu trình nào cả. Điều quan trọng duy nhất là bệnh nhân
phải tin rằng có một liệu trình như vậy. Tương tự, người tham gia hòa giải cũng
phải tin là người hòa giải có những kỹ năng đặc biệt và anh hay chị ta đang áp
dụng một hệ thống được chứng minh là có hiệu quả cho cả hai bên liên quan
trong cuộc thương lượng. Người hòa giải phải thể hiện là họ:
Trung lập.
Hiểu về chủ đề thương lượng, có thể là chủ đề về xây dựng, bán lẻ, xung đột trong gia
đình hay bất cứ vấn đề gì liên quan đến xung đột.
Có kinh nghiệm tích cực trong việc hòa giải những vấn đề tương tự.
Sẽ áp dụng một tiến trình được chứng minh là thành công.
Tiếp xúc ban đầu với các bên
Người hòa giải làm được điều này bằng cách tổ chức một cuộc họp. Dù họ có thể tiếp xúc
với các bên từ trước đó nhưng điều này không mấy khi là ý hay. Nếu một bên cảm thấy
người hòa giải quá thân mật với bên kia trước khi bắt đầu hòa giải thì tính trung lập sẽ
không còn. Trong cuộc họp đó, người hòa giải sẽ tái khẳng định rằng hòa giải bao hàm sự
sẵn sàng thỏa hiệp. Tiến trình này sẽ không có hiệu quả nếu mỗi bên cứ khăng khăng giữ
nguyên lập trường ban đầu của mình và chỉ muốn cố chứng minh là bên kia sai. Điều này là