được một thỏa thuận cùng có lợi.
Các bên nên trình bày lập trường cho nhau nghe hơn là đề nghị với người hòa giải.
Người hòa giải xin phép được ghi chép nhưng đảm bảo với họ là các bản ghi chép đó sẽ bị
hủy và mọi điều được nói ra sẽ được giữ bí mật và không được sử dụng tại tòa. Mỗi bên sẽ
bắt đầu bằng cách đưa ra một tuyên bố mở đầu. Đó là một điểm quan trọng trong việc hòa
giải. Các bên có thể đã xung đột trong nhiều tháng nên có khả năng là họ chưa trao đổi gì
với nhau. Bây giờ cuối cùng thì họ đã có cơ hội trực tiếp trình bày với bên kia. Điều này rất
có tác dụng đối với các bên. Cả hai bên đều thấy nhẹ nhõm vì đã có quyền được nói ra quan
điểm của mình. Họ thở phào vì những căng thẳng khi phải trình bày đề nghị đã qua đi.
Điều này giúp họ có một trạng thái tốt để chấp nhận một thỏa thuận. Nếu mỗi bên trình
bày một lập luận mà không thể chứng minh được thì người hòa giải sẽ nhẹ nhàng nhắc nhở
rằng họ chỉ nên dựa vào những dữ liệu thực tế và có thể chứng minh được. Trong lúc đó,
người hòa giải có thể tìm hiểu cá tính của các bên. Nếu họ chỉ dựa trên thực tế và tôn trọng
đối phương thì có nhiều khả năng nhanh chóng đạt được thỏa thuận. Nếu các bên chỉ tập
trung công kích nhau thì người hòa giải sẽ phải ra tay hành động. Đây là tóm tắt những kết
quả cần có của cuộc gặp đầu tiên:
♦
Mọi người đều hiểu rõ vấn đề dẫn đến tranh chấp.
♦
Mỗi bên biết rõ điều bên kia muốn đề nghị.
♦
Người hòa giải nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tập trung vào các dữ kiện thực tế
chứ không phải cảm xúc.
♦
Người hòa giải tỏ ra thấu hiểu hai bên như nhau. Anh ta “đồng cảm” với khó khăn của
họ.
♦
Cả hai bên cảm thấy đang đi theo một tiến trình và cũng hy vọng sẽ đạt được một thỏa
thuận.
Cuộc gặp riêng đầu tiên
Tiếp theo, người hòa giải sẽ gặp riêng mỗi bên trong khi để bên kia chờ ở một phòng khác.
Anh ta sẽ yêu cầu mỗi bên tự sắp xếp các vấn đề theo thứ tự quan trọng rồi tự tìm hiểu để
xác định giá trị của từng vấn đề. Anh ta xem xét sức nặng trong lập trường của mỗi bên về
những vấn đề này nếu tranh chấp cuối cùng vẫn phải đưa ra tòa. Bằng cách đặt câu hỏi về
sức nặng trong lập luận của mỗi bên, người hòa giải sẽ ép mỗi bên có lập trường ôn hòa hơn
khi họ sẵn sàng nhân nhượng hơn để tiến tới một giải pháp.
Người hòa giải biết rằng mỗi bên đều có những điểm yếu trong lập luận của mình. Có lẽ
họ đã không đọc kỹ hợp đồng trước khi ký. Có lẽ họ biết có những chỗ khó hiểu trong hợp
đồng nhưng lại quyết định không chỉ ra. Có lẽ họ đã quay ngoắt với tuyên bố ban đầu của
mình. Chẳng hạn, trước đó, họ có thể đã nói: “Chúng tôi không biết rằng điều này có thể