vô cùng quan trọng đối với tiến trình hòa giải.
Sau đó, người hòa giải sẽ giải thích tiến trình cho mỗi bên (chẳng hạn, khi nào gặp và
trao đổi bằng cách nào). Anh ta nhấn mạnh lại rằng tiến trình này đã được chứng thực và
nếu được áp dụng sẽ mang lại khả năng thành công khá cao. Tiếp theo, người hòa giải cần
tìm cách để từng bên không thể áp dụng chiêu Quyền lực cao hơn (xem Chương 7). Anh ta
cần khẳng định là những người tham gia hòa giải có quyền đưa đến một giải pháp. Có lẽ
anh ta không thể áp đặt được điều này vì có khi một công ty lớn không sẵn sàng trao toàn
quyền quyết định cho người làm việc trực tiếp nhưng cũng cứ nên thử xem sao. Ít nhất là
điều này sẽ giúp loại bỏ những thứ quyền lực cao hơn nhưng mang tính hư cấu nào đó và
tránh được những điều ngạc nhiên không thú vị trong tiến trình hòa giải.
Sau đó người hòa giải sẽ yêu cầu mỗi bên gửi cho mình một văn bản trình bày đề nghị
của mình bao gồm bất kỳ tài liệu hỗ trợ cần thiết nào cho việc hiểu rõ đề nghị đó. Anh ta đề
nghị họ chuẩn bị một văn bản ngắn gọn – không quá 4-5 trang. Mỗi bên cũng nên gửi
thông tin đó cho bên kia. Việc biết là bất kỳ thông tin nào gửi cho người hòa giải cũng sẽ
phải được gửi cho bên kia sẽ ngăn cho mỗi bên cố tìm cách tác động đến người hòa giải.
Anh ta sẽ không khuyến khích các bên gửi nhiều tài liệu hỗ trợ kèm theo. Văn bản của hai
bên nên bao gồm những thông tin sau:
♦
Tranh chấp về vấn đề gì.
♦
Những vấn đề mà bên đó muốn được giải quyết.
♦
Họ bị ảnh hưởng thế nào bởi tranh chấp.
♦
Thỏa thuận mà mỗi bên đang đề nghị.
Người hòa giải nói với mỗi bên rằng, trong cuộc họp chung đầu tiên, họ nên đưa ra lời
đề nghị mở đầu để trình bày lập trường của mình. Do đó người hòa giải nên lên kế hoạch
cho cuộc gặp chung đầu tiên này càng sớm càng tốt. Nếu các bên muốn bắt đầu và có nhiều
hy vọng là thỏa thuận sẽ đạt được thì tốt hơn là hành động càng nhanh càng tốt. Người hòa
giải thường sẽ dành ra nguyên một ngày để hòa giải nên cuộc gặp đầu tiên nên được tổ chức
vào buổi sáng, ở văn phòng của người hòa giải hoặc nếu không thì ở một địa điểm trung
lập. Người hòa giải sẽ bắt đầu với một đề nghị mở đầu, trong đó anh ta hay chị ta sẽ nhấn
mạnh vào những điểm sau:
♦
Kiến thức nền của anh hay chị ta trong lĩnh vực đang tranh chấp và thành tích trong
việc hòa giải tranh chấp.
♦
Anh ta hay chị ta không phải là một trọng tài hay thẩm phán và các bên chưa trao cho
mình quyền áp đặt một giải pháp.
♦
Các bên không ở đây để thuyết phục người hòa giải hay bên kia là mình đúng hay sai.
♦
Họ đang trong quá trình thảo luận lập trường của mình với hy vọng rằng họ có thể đạt