“quyết định” của mình.
Bạn cũng có thể thấy cả hòa giải và phân xử được áp dụng trong cùng một vụ tranh chấp.
Chẳng hạn, khi nhân viên của GM đình công năm 1997, họ và công ty đã dàn xếp nhằm tiến
tới một giải pháp. Tuy nhiên, họ phải áp dụng phân xử với một phần nội dung tranh chấp.
Liệu đây có phải là một cuộc đấu tranh pháp lý hay không?
Tầm quan trọng của việc hòa giải
Quá trình hòa giải đang ngày càng phổ biến. Việc giải quyết vấn đề bằng cách kiện ra tòa
ngày càng trở nên ít hiệu quả. Bằng cách hòa giải một cuộc tranh chấp, các bên đang góp
phần giúp cho hệ thống tòa án xử lý những vụ việc quan trọng hơn. Hòa giải có nhiều lợi
thế hơn so với việc kiện tụng. Nó ít tốn kém hơn nhiều so với việc kiện tụng. Trừ khi bạn có
thể thuê một luật sư làm việc cho mình trên cơ sở tùy thuộc, nghĩa là họ sẽ không được gì
nếu bạn thua. Luật sư có thể tính toán với bạn rất nhiều khoản tiền cho những hoạt động
điều tra trước khi xét xử đầy tốn kém để lấy lời khai từ bất kỳ ai dù chỉ liên quan chút ít và
còn rất nhiều công việc chuẩn bị khác.
Ngoài việc đỡ tốn kém hơn, việc hòa giải cũng nhanh chóng hơn. Để một vụ án dân sự
được mang ra xét xử phải mất hàng tháng, có thể hàng năm và trước khi xét xử thẩm phán
vẫn sẽ yêu cầu hai bên trước tiên hãy cố gắng hòa giải. Có thể hòa giải một vấn đề chỉ mất
vài tiếng sau khi hai bên đồng ý hòa giải. Người hòa giải không cần nhiều thời gian để
chuẩn bị vì như thế sẽ làm mất đi tính trung lập. Họ chỉ chuẩn bị bằng cách tìm hiểu quan
điểm của hai bên. Một vụ án dân sự ít khi được mang ra tòa xét xử. Do những vấn đề chi
phí, chờ đợi kéo dài và việc thẩm phán không muốn đưa vào lịch xét xử những vấn đề có
thể giải quyết được bằng hòa giải hay phân xử nên rất ít tranh chấp dân sự được mang ra
tòa.
Hai bên không thể kháng cáo phương án giải quyết thông qua hòa giải. Trong một vụ
kiện, bạn có thể giành được kết quả có lợi cho mình nhưng kết quả đó có thể bị trì hoãn
hoặc thậm chí là đảo ngược khi bị kháng cáo. Bị đơn có thể làm hồ sơ phá sản để không
phải trả tiền theo kết quả vụ kiện. Còn với việc hòa giải, cả hai bên đều đồng ý với phương
án giải quyết và có nhiều khả năng sẽ tuân theo phương án đó. Nếu cả hai bên đồng ý trước
là họ sẽ hòa giải bất kỳ tranh chấp nào, họ có thể tiến hành một cách tự tin là sẽ không bao
giờ phải dính vào một vụ kiện khó chịu nào nữa.
Người hòa giải hiểu vấn đề tốt hơn một thẩm phán vì thường mọi người sẽ chọn người
hòa giải là một chuyên gia trong lĩnh vực liên quan đến tranh chấp. Một chuyên gia bất
động sản sẽ hòa giải về vấn đề xây dựng. Một chuyên gia lao động việc làm sẽ hòa giải tranh
chấp lao động. Người hòa giải là chuyên gia sẽ hiểu rõ vấn đề hơn một thẩm phán. Việc hòa
giải cũng ít ảnh hưởng đến quan hệ của các bên hơn. Bạn chỉ có thể đạt được thỏa thuận
thông qua hòa giải khi cả hai bên đều đồng ý với thỏa thuận đó. Với việc phân xử hoặc vụ
kiện dân sự thì lại khác. Các bên trong một cuộc hòa giải có thể tiếp tục mối quan hệ mà
không có hận thù, ganh ghét. Tất cả các chi tiết đều được giữ bí mật. Các nhà hòa giải đều