PHẦN HAI
GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ÐỀ THƯƠNG LƯỢNG HÓC BÚA
Phần này sẽ cho bạn biết cách xử lý khi tình hình trở nên khó khăn. Trong các chương
trước bạn đã biết cách:
♦
Xử lý thế ngõ cụt – bằng cách gác lại vấn đề lớn và tạo đà bằng những vấn đề nhỏ trước
(xem Chương 10).
♦
Xử lý thế nan giải – bằng cách thay đổi cơ chế thương lượng (xem Chương 11).
♦
Xử lý thế bế tắc – bằng cách dùng một người hòa giải hoặc trọng tài (xem Chương 12).
Trong phần này, bạn sẽ tìm hiểu về sự khác nhau giữa hòa giải và phân xử. Bạn sẽ học
cách chuẩn bị và tiến hành một cuộc hòa giải hay phân xử. Cuối cùng, bạn sẽ tìm hiểu về
nghệ thuật giải quyết xung đột. Làm cách nào mà các nhà thương lượng giải cứu con tin có
thể giải quyết những cuộc xung đột đe dọa tính mạng con người như vậy?
34. NGHỆ THUẬT HÒA GIẢI
Như đã giải thích ở Chương 12, chỉ có một cách duy nhất để giải quyết thế bế tắc đó là đưa
bên thứ ba vào làm nhà hòa giải hay trọng tài. Thế bế tắc là khi “Việc thiếu tiến triển đã
khiến hai bên bực bội đến mức không muốn nói chuyện với nhau nữa.” Vụ đình công của
UPS cuối những năm 1990 đã đi đến giai đoạn đó. Cả hai bên đều không muốn nói đến
cuộc gặp tiếp theo nữa vì sẽ chẳng đi đến đâu. Bộ trưởng Bộ Lao động Alexis Herman trở
thành người hòa giải và đã khiến họ nhượng bộ, giải quyết những bất đồng. (Có lẽ tôi nói
hơi quá nhưng ít nhất là bà đã giúp hai bên ký được một bản hợp đồng lao động mới).
Giữa hòa giải và trọng tài có sự khác biệt lớn và bạn cũng không nên nhầm lẫn giữa hai
khái niệm này. Người hòa giải không có quyền phán xét hay phán quyết về việc ai đúng ai
sai. Họ sẽ dùng các kỹ năng của mình nhằm một giải pháp. Trường hợp dùng trọng tài là
khi cả hai bên đều đồng ý ngay từ đầu là họ sẽ chấp nhận những gì mà trọng tài cho là công
bằng. Mỗi bên đều cho trọng tài quyền được phán xét hoặc đưa ra một giải pháp. Ở đây tôi
nói đến việc trọng tài có ràng buộc, hãy xem chương tiếp theo nói về sự khác biệt giữa việc
trọng tài ràng buộc và không ràng buộc.
Trong trường hợp hòa giải, cả hai bên đều gặp nhau và mong muốn được thỏa hiệp. Họ
muốn đạt được một thỏa thuận chấp nhận được cho cả hai bên. Một thỏa thuận không phải
lúc nào cũng đạt được vì cần sự đồng ý của cả hai bên. Trong trường hợp nhờ trọng tài, hai
bên đều muốn chiến thắng. Họ hy vọng trọng tài sẽ thấy họ đúng còn bên kia sai. Họ sẽ cố
gắng đến cùng với hy vọng trọng tài sẽ “quyết định” ưu tiên cho mình. Với trường hợp này,
hai bên luôn đạt được một thỏa thuận vì trọng tài có quyền ép hai bên phải chấp nhận