69 - Trang 17

dao dọa người mà lại hỏi thăm nhà vệ sinh thì thật là lố bịch hết chỗ nói.
Vừa bước vào nhà vệ sinh, tôi đã nghe tiếng thằng cha kia mở cửa bỏ chạy.
Vừa tiểu tôi vừa nhận ra những gì mình làm giống như một tên cướp cạn và
tôi cho rằng hắn ta chạy đi kêu cảnh sát. Mình phải thoát khỏi đây ngay.
Nhưng đúng lúc nguy hiểm như vậy mà tiểu mãi cũng không xong cho.
Cuối cùng tôi cũng rời khỏi căn hộ của thằng cha đồng tính đó. Không thể
nói với bạn là tôi cảm thấy lố bịch đến mức nào. Nhưng tôi rời khỏi nhà để
tránh cuộc chạy đua việt dã thế mà ở Hakata này tôi lại phải cắm cổ chạy
marathon. Tôi chạy cuống cuồng hơn bất cứ cuộc đua nào trong giờ thể
dục. Và khi tôi dừng lại thì trời đã bình minh. Tôi lảo đảo bước vào một
công viên lớn, uống nước máy ừng ực rồi nằm dài trên băng ghế đá chờ trời
sáng. Tôi thiếp đi được một lát trong khi chờ đợi, và thức dậy khi ánh sáng
mềm mại của bình minh phớt nhẹ lên má cùng với tiếng đàn lùng bùng lỗ
tai. Qua làn sương mỏng bao trùm khắp công viên, tôi thấy một cái sân
khấu nhỏ với mấy gã lãng tử tóc dài đang chỉnh dây đàn. Không có trống
và cái guitar thùng có gắn micro nên tôi đoán là họ chơi nhạc dân ca. Trong
những ngày này, những ca sĩ hát nhạc đồng quê ở Kyushu mọc lên như
nấm. Chắc là do ảnh hưởng của việc tivi đưa tin những nhóm nhạc đồng
quê biểu diễn ở khu trung tâm mua sắm ngoài nhà ga Shinjuku ở Tokyo.
Người tham gia đông dần. Dĩ nhiên là nhạc dân ca đồng quê mà. Sương
vừa tan hết thì buổi trình diễn cũng vừa bắt đầu. Một gã tóc dài quá vai, râu
rậm, áo khoác liền quần bẩn thỉu, hát mấy bài ca của Takaishi Tomoya,
Okabayashi Nobuyasu, Takadawataru. Một cái biển quảng cáo giăng lên
ghi là “Bêheiren” (Liên minh hòa bình Việt Nam ở Fukuoka tổ chức). Tôi
chẳng ưa gì dân ca cả. Sống trong một thành phố có căn cứ quân sự Mỹ
chiếm đóng mới thấy Mỹ giàu và hùng mạnh như thế nào. Một đứa học
sinh cấp ba ngày ngày phải nghe tiếng phản lực Phantom gầm rít thì chẳng
cần phải là thiên tài mới biết được cái thứ nhạc dân ca đó mềm yếu ra sao.
Người ta bắt đầu vỗ tay theo nhịp. Giữa những tiết mục ca hát là những bài
diễn văn với những điều mà chúng ta vẫn thường nghe thấy “Mỹ hãy cút
khỏi Việt Nam”. Hồi còn học cấp hai tôi quen một cô bé tên là Chiyoko
Masuda mà bây giờ đang cặp kè với lính Mỹ. Nàng ta tham gia câu lạc bộ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.