• Hệ thống thông tin hai chiều tốt;
• Coi trọng việc làm cho nhân viên cảm thấy họ được trân trọng;
• Khen thưởng khi nhân viên đạt thành tích xuất sắc về hiệu quả làm việc
hay hoàn thành mục tiêu đề ra;
• Thực hiện các chương trình đào tạo thường xuyên và có ý nghĩa;
• Cơ chế làm việc và thời gian nghỉ phép linh hoạt;
• Cơ hội thăng tiến.
“Lương cao”, “tăng lương thường xuyên” và “thưởng cuối năm” lại không
phải là những yếu tố quan trọng nhất trong các cuộc điều tra này. Tiền quan
trọng thật, nhưng không phải là thứ quan trọng nhất. Bạn có thể đã biết đến
thuyết Tháp nhu cầu của Tiến sĩ tâm lý Abraham Maslow. Tiền quan trọng
để thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu như ăn, mặc, ở của con người. Sau khi đã
vượt qua bậc đó, bản chất tự nhiên chỉ có ở con người là đều mong muốn
sống có ích hơn. Thực tế là tiền không thể mua được hạnh phúc. Những
phát hiện của Maslow về động lực của con người giúp chúng ta hiểu vấn
đề: mức lương cao cũng không thể kích thích bạn được. Bạn hãy “trả
lương” đủ để thỏa mãn nhu cầu tối thiểu của nhân viên. Nhưng nếu bạn có
toàn những nhân viên tài năng thì tiền lương là chưa đủ.
Xin đừng hiểu sai ý tôi: Tiền là phương tiện tuyệt vời để con người “ghi
điểm”. Đối với nhân viên và gia đình họ, tiền là thước đo quan trọng năng
lực và thành công của họ. Nhưng sau một thời gian, tiền không còn là động
lực khuyến khích nhân viên cống hiến hết mình. Nếu họ dành phần lớn thời
gian của mình cho công ty, họ muốn tất cả nỗ lực ấy sẽ mang lại kết quả.
Họ cũng muốn đạt được điều gì khác ngoài mức lương ổn định, đặc biệt khi
công ty hoàn thành hoặc vượt mục tiêu đề ra. Sau một thời gian, các lợi ích
mang tính định lượng trở nên quan trọng hơn nhiều so với số tiền lương của
họ.