7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - Trang 328

Do đó, tôi sẽ phải nhắc lại những gì bạn đã nói và cùng

bạn kiểm tra để chắc chắn những điều bạn suy nghĩ, cảm
nhận đã được truyền tải trọn vẹn và chính xác đến tâm trí tôi.

Làm thế nào để thực hiện nguyên tắc

lắng nghe đồng cảm?

Bây giờ, chúng ta hãy cùng nhau xem xét một tình huống

giúp ta hiểu được bản chất của sự thấu hiểu – hay “phiên dịch
viên trung thực”.

Giả sử suốt mấy ngày liền, bạn thấy đứa con gái đang ở

tuổi thiếu niên của mình không vui. Khi bạn hỏi có chuyện gì,
nó đáp: “Chẳng có gì cả, mọi thứ đều ổn”. Nhưng một tối khi
bạn và nó đang rửa bát, nó bắt đầu thổ lộ:

“Quy tắc gia đình của chúng ta không cho phép con được

hẹn hò cho tới khi nào lớn tuổi hơn, thực sự, đang làm con xấu
hổ chết mất. Tất cả bạn bè của con đều đã hẹn hò, và đó là chủ
đề mà chúng luôn bàn luận. Con cảm thấy như mình đang
đứng ngoài cuộc. John liên tục đề nghị hẹn hò với con, con cứ
phải nói với cậu ấy là con vẫn chưa đủ lớn. Cậu ấy sẽ rủ con
tới dự bữa tiệc vào tối thứ sáu, nếu con mà từ chối lần nữa thì
cậu ấy sẽ chán con. Cả Carol và Mary cũng thế. Mọi người đang
bàn tán về chuyện đó.”

Bạn sẽ đáp lại thế nào đây?

“Đừng lo về chuyện đó, con yêu. Không ai chán con cả.”

“Hãy cứ làm theo cách của con. Đừng lo về chuyện người

khác nói và nghĩ gì.”

“Hãy nói cho mẹ biết họ đang nói gì về con.”

“Khi họ nói về con như vậy, thực ra là họ đang ngưỡng mộ

con. Những gì con cảm thấy chỉ là sự bất an bình thường thôi.”

Trên đây là những câu trả lời phổ biến, nhưng không câu

nào chứa đựng sự thấu hiểu.

3 2 8 • 7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.