7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - Trang 330

Một lần nữa, hãy đưa ra câu trả lời có sự thấu hiểu: “Con

cảm thấy lo sợ sau này khi đến lúc hẹn hò, con sẽ không biết
nên làm gì phải không?”.

Con bé sẽ lại nói đúng vậy và tiếp tục bày tỏ những cảm

xúc sâu kín trong lòng, hoặc nó có thể nói: “Cũng không hẳn
là vậy. Ý của con thực ra là...”, và sẽ tiếp tục giải thích để bạn
hiểu chính xác con bé đang cảm thấy thế nào và nó đang gặp
phải vấn đề gì.

Khi bạn đáp lại theo cách thấu hiểu, cả bạn và con bạn sẽ

hiểu hơn về những gì con bạn đang suy nghĩ và cảm thấy. Bạn
tạo cho con bé cảm giác an toàn để bộc bạch và chia sẻ. Bạn
khiến con bé cảm thấy thoải mái để vận dụng những kỹ năng
của nó trong việc giải quyết những mối băn khoăn. Và bạn
đang xây dựng mối quan hệ chân tình, điều này vô cùng hữu
ích để đi xa hơn.

Hãy xem một ví dụ nữa cho thấy sự khác biệt giữa những

câu trả lời thông thường và những câu trả lời thể hiện sự đồng
cảm. Hãy xem xét sự tương phản trong hai cuộc trò chuyện
giữa Cindy, đội trưởng đội cổ vũ của trường đại học, và mẹ cô.

Cuộc trò chuyện đầu tiên, mẹ của Cindy tìm cách để cô

hiểu bà trước (HIỂU MÌNH TRƯỚC):

CINDY: Ôi, mẹ, con có một tin xấu. Hôm nay Meggie đã bị

đuổi khỏi đội cổ vũ.

MẸ: Tại sao vậy?

CINDY: Bạn ấy bị bắt gặp đang ở trong xe của bạn trai

trong sân trường, và hắn ta đang uống rượu. Bạn ấy sẽ gặp rắc
rối lớn. Thực ra, như vậy là không công bằng bởi vì Meggie có
uống rượu đâu. Chỉ bạn trai cậu ấy uống thôi.

MẸ: Ừ, Cindy, mẹ đã cảnh báo con rằng mọi người sẽ đánh

giá con thông qua bạn bè con. Mẹ đã nói điều đó với con hàng

3 3 0 • 7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.