7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - Trang 332

và ý kiến của mình, ngay cả khi bà ấy có giá trị thực sự để chia
sẻ. Bà ấy không hề đánh giá, dò xét, khuyên nhủ, hay suy diễn.
Và bà ấy không trách mắng Cindy, mặc dù có thể bà ấy không
đồng tình với những gì con gái mình nói.

Bà ấy trò chuyện, với mong muốn làm sáng tỏ sự thấu hiểu

của mình về những gì Cindy nói, chia sẻ với Cindy về sự thấu
hiểu đó. Vì Cindy không cảm thấy mình đang trò chuyện trong
thế thắng-thua với mẹ, nên Cindy có thể vận dụng những kỹ
năng bên trong để tự nhận biết vấn đề thực sự.

Như vậy, HIỂU NGƯỜI TRƯỚC (rồi HIỂU MÌNH SAU) là

chìa khóa đồng cảm, thay vì HIỀU MÌNH TRƯỚC (mang tính
áp đặt, thiên kiến).

Phần nổi và chìm của khối băng

Không phải lúc nào cũng cần thể hiện sự đồng cảm thông

qua lời nói. Bản chất của sự đồng cảm là hiểu được người khác
nhìn nhận hoàn cảnh đó như thế nào, họ cảm thấy gì, hiểu
được vấn đề cốt lõi trong những gì họ nói. Đó không phải là sự
lặp lại những gì họ nói, không phải là tổng kết. Có thể bạn
không cần phải nói gì cả, chỉ cần bộc lộ trên khuôn mặt cũng
đủ cho thấy là bạn đã hiểu. Vấn đề là bạn đừng sử dụng thủ
thuật, mà hãy tập trung vào sự đồng cảm thực sự. Hãy để cho
cảm xúc chân thành chỉ cho bạn cách trả lời.

Nhiều người cứ nghĩ sự đồng cảm là một kỹ thuật. Họ bắt

chước, sử dụng cách trả lời y hệt, nhắc lại những gì người kia
nói một cách giả tạo. Giống như câu chuyện tiếu lâm về một
quân nhân than phiền với một giáo sĩ về việc anh ta chán ghét
cuộc sống quân đội.

Người giáo sĩ đáp: “Ồ, con không thích cuộc sống quân đội à!”.

“Vâng”, người quân nhân nói. “Và cả gã chỉ huy nữa! Con

không thể tin tưởng hắn và chỉ muốn tống hắn đi”.

3 3 2 • 7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.