7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - Trang 329

“Đừng lo về chuyện đó, con yêu. Không ai chán con cả”.

Đây là một sự đáp lại mang tính đánh giá hoặc suy xét dựa
trên giá trị của bạn và nhu cầu của bạn.

“Hãy cứ làm theo cách của con. Đừng lo về chuyện người

khác nói và nghĩ gì”. Đây là lời khuyên xuất phát từ quan điểm
của bạn hay từ mong muốn của bạn.

“Hãy nói cho mẹ biết họ đang nói gì về con”. Câu trả lời

này mang tính dò xét thông tin mà bạn cho là quan trọng.

“Khi họ nói về con như vậy, thực ra là họ đang ngưỡng mộ

con. Những gì con cảm thấy chỉ là sự bất an bình thường thôi”.
Câu trả lời này mang tính chất suy diễn những gì đang diễn ra
trong đám bạn của con gái bạn và trong bản thân con bé, theo
những gì bạn nhìn thấy.

Hầu hết chúng ta hoặc là tìm cách để người khác hiểu

mình trước, hoặc thường chuẩn bị câu trả lời theo những gì ta
“nghe thấy” nếu chưa hiểu người khác. Vì thế, chúng ta đánh
giá, khuyên nhủ, dò xét
hoặc suy diễn từ quan điểm bản thân.
Không câu trả lời nào có sự thấu hiểu. Tất cả đều xuất phát từ
cái tôi cá nhân, từ thế giới và giá trị của chúng ta.

Đâu mới là câu trả lời chứa đựng sự thấu hiểu?

Trước hết, câu trả lời đó phải phản ánh được những gì con

gái bạn cảm nhận và nói ra, có như vậy thì con bé mới cảm
thấy bạn thực sự hiểu nó. Ví dụ, bạn có thể nói: “Có lẽ con đang
cảm thấy rất phân vân. Con biết quy tắc của gia đình về chuyện
hẹn hò, nhưng con cũng cảm thấy xấu hổ khi mọi người lại có
thể hẹn hò còn con thì phải từ chối. Có phải vậy không?”.

Sau đó con bé có thể nói: “Vâng, ý con là như vậy đấy”,

và thổ lộ: “Nhưng điều con thực sự lo sợ là không biết phải
làm gì với bọn con trai sau này khi con hẹn hò. Mọi người đều
đang học hỏi, còn con lại không”.

THÓI QUEN THỨ NĂM: HIỂU NGƯỜI TRƯỚC, HIỂU MÌNH SAU • 3 2 9

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.