7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - Trang 336

hay sử dụng những kiến thức hiểu biết để thể hiện những điều
bạn nhận ra, cũng là đồng cảm. Đôi khi cái gật đầu hay chỉ
một câu nói cũng là đồng cảm. Sự đồng cảm là một quá trình
bình thường, phong phú và không hề giả tạo.

Bạn có thể nhận thấy những chỉ dẫn sau đây có ích:

• Mức độ tin tưởng càng cao, bạn càng dễ dàng di chuyển

giữa sự đồng cảm và phản ứng theo cái tôi cá nhân – đặc
biệt là giữa phản ánh và dò xét.

• Nếu sự tin tưởng ở mức độ cao, bạn có thể trò chuyện

thẳng thắn và hiệu quả với nhau. Nhưng nếu bạn đang nỗ
lực xây dựng lại lòng tin hoặc nếu còn sự dao động và
người kia không muốn bị tổn thương, hãy dành thời gian
lâu hơn và kiên trì để đồng cảm.

• Nếu bạn không chắc rằng bạn đã hiểu hoặc nếu bạn không

chắc người khác cảm thấy bạn đã hiểu họ, hãy nói ra điều
đó và thử lại.

• Chính vì xuất phát từ phần chìm của tảng băng, hãy học

cách lắng nghe phần chìm bên trong mỗi người. Nói cách
khác, hãy tập trung chủ yếu vào ý nghĩa sâu kín, thường
ẩn chứa trong cảm nhận và tình cảm, chứ không phải thể
hiện ở nội dung hay câu chữ mà người đó nói. Hãy lắng
nghe bằng mắt và bằng “đôi tai thứ ba” – chính là trái tim.

• Chất lượng của mối quan hệ có lẽ là nhân tố quan trọng

nhất quyết định điều gì là phù hợp. Hãy nhớ, các mối quan

hệ trong gia đình đòi hỏi sự quan tâm thường xuyên. Đây

chính là vấn đề thường gặp - mọi người thường không chú

ý đến những người khác, nhất là những người mà họ yêu

thương, và thường cư xử với người ngoài chu đáo hơn với

những người gần gũi trong cuộc sống của họ. Trong gia

đình cần có sự nỗ lực không ngừng để xin lỗi, để tha thứ,

để thể hiện tình yêu và đề cao người khác.

3 3 6 • 7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.