7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - Trang 337

• Phải xem xét hoàn cảnh, môi trường, văn hóa để kỹ năng

bạn sử dụng không bị hiểu khác đi so với ý định của bạn.

Đôi khi bạn phải dứt khoát bằng cách nói rằng, “Tôi sẽ cố

hiểu hàm ý của anh. Tôi sẽ hoàn toàn không đánh giá,

đồng tình hay ủng hộ gì cả. Tôi chỉ muốn hiểu những gì

anh muốn tôi hiểu”.

Khi thực sự đồng cảm, bạn sẽ hiểu chuyện gì đang diễn ra

trong mối quan hệ và trong bản chất của cuộc trò chuyện. Bạn

sẽ đồng cảm về toàn bộ nội dung cũng như ý nghĩa được truyền

tải tới. Và sau đó bạn hành động dựa trên sự thấu hiểu đồng

cảm sâu sắc.

Ví dụ, nếu trước đây trong mối quan hệ chỉ có phán xét và

đánh giá, trong hoàn cảnh đó cần phải nỗ lực rất nhiều để đồng

cảm. Để làm biến chuyển mối quan hệ, có thể phải xin lỗi và

sau đó mở lòng, nắm bắt cơ hội để thể hiện sự thấu hiểu.

Tôi nhớ có một lần Sandra và tôi đã phải đối mặt với vấn

đề của cậu con trai chúng tôi, liên quan đến việc học ở trường.

Một buổi tối, chúng tôi hỏi nó xem có muốn dùng một bữa tối

như là một cuộc hẹn đặc biệt với chúng tôi không. Nó gật đầu

và hỏi còn có ai đi cùng không. Chúng tôi trả lời, “Không có ai

cả. Đây là một thời gian đặc biệt dành riêng cho con”.

Sau đó nó lại nói không muốn đi. Chúng tôi đã dỗ dành,

nhưng nó chẳng thổ lộ nhiều mặc dù chúng tôi đã cố hết sức
bày tỏ sự thấu hiểu của mình. Gần cuối bữa ăn, chúng tôi bắt
đầu trò chuyện về vấn đề khác không liên quan trực tiếp đến
việc học ở trường, nhưng sau đó chúng tôi trở lại đề tài nhạy
cảm này và khiến nó khó chịu. Sau đó, khi chúng tôi xin lỗi,
thằng bé nói, “Đây chính là lý do con không muốn đi ăn tối”.
Chúng tôi đã mất một thời gian để tạo một khoản gửi vào, đủ
để thằng bé tin tưởng vào mối quan hệ và cởi mở trở lại.

THÓI QUEN THỨ NĂM: HIỂU NGƯỜI TRƯỚC, HIỂU MÌNH SAU • 3 3 7

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.