Người bán hàng phải thường xuyên nhận sự từ chối từ khách hàng và
thất bại nhiều hơn những ngành nghề khác. Nhưng sự tự tin là yếu tố
sẽ giúp họ kiên trì quyết tâm vượt qua gian khó, đồng thời cũng giúp
họ để lại ấn tượng tốt đẹp trong mắt khách hàng.
Sự tự tin của người bán giúp tăng thêm giá trị cho sản phẩm.
Ngoài ra, những người tự tin thường đối diện với thất bại một cách
nhẹ nhàng, đồng thời còn có thể khách quan nhìn nhận lại sự thua
cuộc, tìm ra nguyên nhân và nhanh chóng giải quyết vấn đề ổn thỏa.
Do vậy có thể thấy, người bán hàng rất cần thể hiện được sự tự
tin như anh chàng Joe trong ví dụ dưới đây:
Joe Gillard, một nhân viên bán hàng cũng đã nếm trải nhiều thất
bại khi mới bước vào nghề. Anh từng đến gặp một người buôn ô tô
ở Detroit để ngỏ ý xin vào vị trí bán hàng. Nhưng vị giám đốc không
hề có ý định tuyển dụng Joe.
Mặc dù vậy, Joe Gillard vẫn đáp lại rất tự tin “Thưa giám đốc,
nếu có cơ hội làm việc, tôi có thể phá vỡ kỷ lục bán hàng của công ty
ta trong 2 tháng.” Ngạc nhiên trước sự tự tin của Joe, vị giám đốc
nọ đồng ý để Joe đảm nhận vị trí nhân viên bán hàng. Với sự tự tin,
anh đã có được công việc ưa thích của mình, từ đó nỗ lực hết mình
và kết quả sau hai tháng đã minh chứng cho nỗ lực và sự tự tin của
Gillard.
Đối với người bán hàng, “sự tự tin” là một danh từ cần được
nhấn mạnh. Do tình hình kinh tế suy thoái và sự cạnh tranh trên
thương trường ngày càng khốc liệt nên giá trị của sự tự tin ngày càng
được công nhận.
Người bán hàng cần xây dựng mục tiêu của mình theo năm, nỗ
lực đạt được chỉ tiêu đó, và lấy việc phá vỡ mục tiêu cao nhất của bản
thân làm động lực phấn đấu. Cứ như vậy, định mức công việc sẽ trở
thành một nhiệm vụ chắc chắn phải hoàn thành, giúp thúc đẩy khát
khao mãnh liệt của mỗi người – chiến thắng chính bản thân. Tuy
nhiên, sau khi hoàn thành định mức công việc, chúng ta cũng cần
kiểm tra tỷ lệ vượt mức mục tiêu. Nếu như sự tăng trưởng thấp hơn
so với năm trước, cần phải xem xét lại, suy nghĩ phương án, sau đó
lập tức hành động để tăng tỷ lệ vượt định mức mục tiêu.
26