lắng nên sẽ làm ra nhiều hơn các động tác, nhưng trên thực tế những
người nói dối sẽ đưa ra những tín hiệu hoàn toàn sai lệch. “Ai cũng
đều quan tâm đến đôi mắt và khuôn mặt, nhưng con người lại rất giỏi
trong việc khống chế những bộ phận này. Do đó, việc phát hiện nói
dối đáng tin nhất là nên dựa vào biểu hiện của hai chân.”
Kinh nghiệm thực tế
Nhiều người biết rằng khuôn mặt và đôi tay có thể biểu lộ tâm
trạng nhưng lại không biết đôi chân có thể biểu hiện nội tâm con
người. Ở một mức độ cao hơn, ngôn ngữ bí mật của đôi chân còn
thể hiện được tính cách con người, thái độ, tình cảm dành cho đối
phương. Đôi chân là công cụ giao tiếp không lời rất thần kỳ. Vì vậy,
hãy lưu tâm đến cả ngôn ngữ của đôi chân để nắm bắt những bí mật
về giao tiếp.
33: Ngôn ngữ nụ cười
C
ười là một ngôn ngữ bao hàm vô hạn ý nghĩa và có khả năng
truyền đạt nhiều loại cảm xúc. Có rất nhiều kiểu cười như cười mỉm,
cười nhạt, cười nhạo, cười đau khổ, cười lớn, v.v... Mỗi kiểu cười
mang những ý nghĩa khác nhau. Những người khác nhau cũng sẽ có
thói quen cười khác nhau. Có người cười rất phóng khoáng, nhưng có
người lại cười rất kín đáo; cho dù là cùng một người, nhưng trong
những hoàn cảnh khác nhau cũng sẽ có những điệu cười khác biệt.
Người bán hàng cần phải quan sát và phân tích mới có thể nắm bắt
được những ý nghĩa khác nhau ẩn sau điệu cười của đối phương, từ
đó thấu hiểu thế giới nội tâm của khách hàng.
Khi phải tiếp xúc với nhiều kiểu khách hàng, các nhân viên bán
hàng cần nắm rõ những kiểu cười và hàm ý của nó.
1. Cười mím chi: là kiểu cười mỉm với hàm ý tiếp nhận đối
phương với thái độ thân thiện. Để biểu thị sự lịch sự, nhiều khách
hàng thường sử dụng kiểu cười này với nhân viên bán hàng cho dù
không thích sản phẩm mà nhân viên bán hàng đó cung cấp.
2. Cười tủm tỉm: Kiểu cười này gây ra chút thay đổi nhẹ trong nét
mặt. Nó là điển hình của kiểu tự mua vui, đầy thỏa mãn, hiểu ý lẫn
nhau, là nụ cười được sử dụng rộng rãi trong quá trình giao tiếp.
62