Tất nhiên là anh có thể quản lý nhân viên bằng cách xem lướt qua
các điểm quan trọng nhất của các vấn đề, đánh giá thái độ và con
người, nhưng anh lại không thể lãnh đạo từ góc nhìn quá cao như vậy
được.
Vai trò lãnh đạo đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ và hành động ở
chiều sâu của các vấn đề. Nó đòi hỏi anh phải quan tâm đủ sâu
sắc để có thể sẵn sàng đương đầu với mọi tình huống. Những
người từng nghe tôi nói chuyện về các nhóm làm việc chắc đã nghe
câu nói này: “Ghét không phải là đối lập của yêu. Đối lập với yêu là
sự lãnh đạm”. Người lãnh đạo không thể là những người lãnh đạm.
Bởi vậy, chúng ta cần nói về tình yêu, về lòng nhiệt tình, niềm
vui và ý nghĩa của chúng. Anh có thể làm được điều đó không?
Ông/bà yêu thích điều gì trong công việc của mình? Tôi hy vọng
anh sẽ không mất nhiều thời gian để trả lời câu hỏi này. Thông
thường, nhữngngười lãnh đạo thường quá bận rộn với những công
việc quan trọng mà họ cho là cần phải làm đến nỗi quên đi những
điều ban đầu đã từng thúc đẩy họ đến với công việc này. Tôi còn
nhớ khi dì Elsie của tôi, một y tá trong Chiến tranh Thế giới II,
nhận thấy mình không còn hạnh phúc với nghề y tá nữa vì nghề y
tá ngày nay không cần phải dành nhiều thời gian với bệnh nhân.
Điều đầu tiên thôi thúc bà nghĩ đến việc từ bỏ nghề y tá là công
việc mà bà yêu thích nhất trong nghề y tá là chăm sóc bệnh nhân
đã không còn choán hết thời gian của bà nữa. Bà đã rời khỏi môi
trường bệnh viện, trở thành một y tá lưu động và dành trọn thời gian
còn lại trong nghề y tá của mình để có thể trực tiếp chăm sóc bệnh
nhân.
Bởi vậy, tôi muốn nhắc lại câu hỏi này một lần nữa. Anh yêu
thích điều gì trong công việc của mình? Điều gì anh sẵn sàng làm
dù người ta có trả tiền cho anh hay không? Có cách nào để anh
tăng cường thêm những hoạt động đó trong lịch làm việc của mình?